Điểm danh 4 bước khám viêm cổ tử cung chính xác nhất

Viêm cổ tử cung gồm 2 loại: viêm cổ tử cung cấp tính và viêm cổ tử cung mãn tính. Muốn điều trị bệnh cần có phương pháp thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Viêm cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa điển hình nhất ở phụ nữ độ tuổi sinh sản. Bệnh có thể biến chứng gây viêm lộ tuyến, viêm tử cung… thậm chí hình thành nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Bài viết cung cấp kiến thức giúp chị em tìm hiểu các bước tiến hành kiểm tra, thăm khám cổ tử cung ở phòng khám phụ khoa như thế nào để phát hiện sớm và chữa bệnh hiệu quả nhanh chóng.

Viêm cổ tử cung – Những triệu chứng không thể coi thường

Viêm cổ tử cung hình thành do các loại vi khuẩn, kí sinh trùng xâm lấn gây nên các triệu chứng cơ bản như sau:

-    Dịch khí hư bất thường: có màu vàng, xanh hoặc trắng đục thành bã, mủ, sủi bọt hoặc vón cục và có mùi hôi.

-    Đau đớn vùng bụng dưới, bệnh càng nặng thì cơn đau càng nhức nhối.

-    Quan hệ tình dục khó khăn, thậm chí chảy máu.

-    Xuất huyết âm đạo giữa chu kì.

-    Kinh nguyệt rối loạn nhiều chu kì.

-    Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Điểm danh 4 bước khám viêm cổ tử cung chính xác nhất

Hình ảnh viêm cổ tử cung.

Cổ tử cung viêm nhiễm sẽ có hiện tượng sưng lên, tấy đỏ hoặc mưng mủ, viêm loét. Vì phát hiện bệnh càng sớm, điều trị càng hiệu quả nên khi nhận thấy một trong những dấu hiệu trên, chị em nên tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời.

Xét nghiệm viêm cổ tử cung như thế nào?

Dưới đây là 4 phương pháp bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng để chẩn đoán viêm cổ tử cung:

-    Khám lâm sàng: 

Khi tới phòng khám, bác sĩ sẽ thăm hỏi chị em bằng những câu hỏi liên quan đến dấu hiệu bệnh lý. Sau đó, sẽ tiến hành dùng mỏ vịt quan sát bên trong âm đạo, kiểm tra kích thước cổ tử cung, xem xét xem cổ tử cung có viêm loét hay không và mức độ viêm như thế nào.

-    Kiểm tra tế bào tử cung: 

Phương pháp này bác sĩ sẽ dùng tăm bông lấy tế bào cổ tử cung, rồi đặt dưới kính hiển vi để quan sát. Trường hợp tế bào cổ tử cung dưới kính hiển vi xuất hiện những màu sắc khác nhau còn có thể là dấu hiệu của các căn bệnh khác như: cổ tử cung phì đại, polyp cổ tử cung…

-    Soi âm đạo: 

Kiểm tra soi âm đạo là phương pháp giúp phóng to mô cổ tử cung, để phát hiện các vi khuẩn và mô tế bào đang viêm nhiễm dễ dàng.

-    Kiểm tra sinh thiết tế bào cổ tử cung: 

Trường hợp 3 phương pháp trên không thể xác định được bệnh ở cổ tử cung thì chị em cần tiến hành kiểm tra sinh thiết tế bào. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng máy soi âm đạo để phân tích, định vị vùng bệnh ở cổ tử cung, đồng thời lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung để tiến hành kiểm tra và đưa ra kết quả cụ thể về tình hình bệnh.

Làm thế nào để phòng tránh viêm cổ tử cung?

Muốn hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, chị em cần chú ý thay đổi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

-    Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa bên trong âm đạo.

-    Trong ngày nguyệt san cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/ lần và thay quần lót thường xuyên.

-    Bổ sung thực đơn phù hợp để cân bằng độ PH trong môi trường âm đạo như: sữa chua, rau xanh, hoa quả, các loại đậu đỗ…

-    Ăn uống, nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tránh xa stress, căng thẳng.

 

Tags: Viêm Cổ Tử Cung
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng