Viêm cổ tử cung và những điều phụ nữ ai cũng cần phải biết

Hầu hết bệnh nhân phát hiện viêm cổ tử cung đều có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của cơ thể. Vậy viêm nhiễm cổ tử cung là gì? Nguyên nhân do đâu? Tại sao bệnh lại nguy hiểm đến vậy? Cùng tìm hiểu với Nữ Phụ Khang về bệnh phụ khoa thường gặp này.

Để trả lời Viêm cổ tử cung là gì? có lẽ không quá khó để chị em tìm ra câu trả lời. Như ngay chính tên của bệnh, viêm cổ tử cung ta có thể hiểu đó là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống cổ tử cung do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây ra. Đây là căn bệnh phổ biến đối với phụ nữ độ tuổi sinh sản gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cần nhanh chóng phát hiện để được điều trị kịp thời.

hinh-anh-viem-co-tu-cung

Hình ảnh viêm cổ tử cung

1. Dấu hiệu nhận biết viêm cổ tử cung

Bệnh lý này gồm hai giai đoạn: cấp tính và mãn tính với nhiều dấu hiệu khác nhau. 

- Viêm cổ tử cung cấp tính

Đây là tình trạng cổ tử cung gặp phải viêm nhiễm, có nhiều  dấu hiệu bất thường do các loại vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng gây ra. Biểu hiện của bệnh có thể nhận biết vào thời điểm trước, trong và sau chu kì kinh nguyệt:

+ Khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám, ra nhiều kèm mủ, có mùi hôi tanh, khó chịu.
+ Rối loạn kinh nguyệt.
+ Lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường, máu có màu đen sẫm và bị vón cục.
+ Nữ giới bị viêm cổ tử cung cấp tính cũng có thể bị xuất huyết giữa các chu kì kinh nguyệt. Nếu để tình trạng rong kinh kéo dài, người bệnh sẽ bị rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng, nguy hại cho sức khỏe.
+ Đau rát trong khi quan hệ tình dục và có thể bị ra máu bất ngờ trong quá trình giao hợp.
+ Thường xuyên đau bụng dưới và thắt lưng.

khi-hu-vang-xanh-bat-thuong-bieu-hien-benh-viem-co-tu-cung

Khí hư có màu vàng có mùi hôi tanh, khó chịu là biểu hiện của viêm cổ tử cung

- Viêm nhiễm tử cung mãn tính

+ Người bệnh có các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu nhiều, vì những vết loét cổ tử cung có thể gây ra các kích thích tới bàng quang.
+ Tình trạng khí hư bất thường, có những biểu hiện trầm trọng như ra nhiều dịch nhầy màu trắng đục, kèm theo tia máu, đặc dính lại, vón cục và có mùi hôi tanh khó chịu.
+ Vùng kín có cảm giác sưng đau bất thường, đặc biệt là ở âm đạo và gần hậu môn.
+ Chảy máu sau khi giao hợp tình dục.
+ Rối loạn kinh nguyệt kèm theo hiện tượng xuất huyết âm đạo ngay cả khi chưa tới chu kì kinh nguyệt.
+ Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, đau bụng dưới, đau thắt lưng.

nhiem-khuan-co-tu-cung-gay-tieu-buot-tieu-nhieu-lan

Nhiễm khuẩn cố tử cung gây tiểu buốt, tiểu nhiều lần

2. Ảnh hưởng và những biến chứng khôn lường của viêm cổ tử cung

- Tổn thương âm đạo

Cổ tử cung viêm nhiễm dẫn đến những tổn thương thường gặp ở vùng kín như: cảm giác nóng ở âm đạo, bên ngoài ngứa ngáy khó chịu, đau lưng, đau bụng dưới, đi tiểu nhiều, đái buốt, kinh nguyệt không đều, đồng thời xuất hiện những mủ xanh và vàng hoặc trong khí hư có sợi máu.

- Nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh

Cổ tử cung bị viêm khiến môi trường axit không được điều hòa, khiến cổ tử cung bị dị tật, tắc vòi trứng… dẫn đến vô sinh.

- Ảnh hưởng tới việc mang bầu

Bệnh viêm nhiễm làm thay đổi tổ chức sinh sản, làm giảm tính đàn hồi và không có lợi cho sinh con. Do đó, khi mang bầu người mẹ mắc viêm nhiễm sẽ có tác động không tốt tới thai nhi.

- Ảnh hưởng quan hệ tình dục

Viêm nhiễm tử cung dẫn tới đau rát, khó chịu trong quá trình quan hệ tình dục.

- Nguy cơ gây ung thư cổ tử cung

Viêm nặng cổ tử cung nếu không chữa khỏi sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Theo thống kê, người mắc bệnh viêm  cổ tử cung có khả năng mắc ung thư cao gấp 10 lần so với người bình thường.

co-tu-cung-viem-nhiem-anh-huong-truc-tiep-den-suc-khoe-sinh-san-cua-chi-em.

Cổ tử cung viêm nhiễm ảnh hưởng trức tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em

3. Nguyên nhân từ đâu mà phụ nữ dễ mắc viêm cổ tử cung?

Căn bệnh phụ khoa này thường xảy ra đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Tác nhân chủ yếu do các vi khuẩn, tạp khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh như:

– Nhiễm khuẩn cổ tử cung do trùng roi Trichomonas vaginalis

Trùng roi Trichomonas vaginalis khiến âm đạo và cổ tử cung có nhiều khí hư bất thường (dịch vàng, xanh, nâu…) và gây mẩn đỏ, ngứa âm hộ.

– Viêm nhiễm cổ tử cung do nấm Candida Albican

Loại nấm này phát triển trong môi trường của thành tử cung khiến khí hư nhiều và khô màu trắng, vón cục, bám vào thành âm đạo gây ngứa ngáy, khó chịu.

– Cổ tử cung nhiễm khuẩn do vi khuẩn Chlamydia trachomatis

Loại vi khuẩn này khiến tử cung tiết ra chất nhầy đặc, hơi xanh. Nhiễm khuẩn Chlamydia Trachomatis có thể gây hủy hoại biểu mô và gây loét cổ tử cung. Vì mầm bệnh sống ký sinh trong tế bào nội mạc cổ tử cung nên chỉ phát hiện được bệnh khi chẩn đoán huyết thanh.

– Viêm cổ tử cung do tạp khuẩn

Biểu hiện tình trạng khí hư ra nhiều, có mùi hôi.

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis - Tác nhân gây bệnh

Cổ tử cung bị xâm nhập bởi các vi khuẩn, tạp khuẩn trên là do những nguyên nhân quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày như:

+ Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến các vi khuẩn có điều kiện tấn công cổ tử cung và gây viêm nhiễm; đặc biệt là thời điểm sau khi quan hệ và trong thời gian hành kinh.

+ Sử dụng dung dịch phụ nữ có tính sát khuẩn cao

Những dung dịch vệ sinh vùng kín chứa các thành phần sát khuẩn cao có thể gây mất cân bằng môi trường bên trong âm đạo, tiêu diệt những lợi khuẩn và tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển và dẫn tới viêm.

+ Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là con đường nhanh nhất và ngắn nhất dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nói chung và viêm cổ tử cung nói riêng. Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình rất dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai, sùi mào gà…) cũng như nhiễm vi khuẩn, nấm. Các vi khuẩn này sau khi đi vào bên trong âm đạo có thể xâm nhập vào cổ tử cung và gây bệnh.

+ Tiền sử phá thai nhiều lần

Phá thai dù bằng phương pháp nào cũng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho các cơ quan sinh sản, đặc biệt gây mòn thành tử cung và cổ tử cung. Đặc biệt, phá thai không an toàn khiến cổ tử cung mỏng, dễ dàng bị vi khuẩn tấn công và gây viêm.

+ Phụ nữ đã qua sinh đẻ nhiều lần

Với những chị em sinh nở nhiều lần cổ tử cung cũng bị ảnh hưởng, tổn thương, từ đó dễ dàng mắc bệnh viêm nhiễm tử cung hơn những người bình thường.

4. Điều trị viêm cổ tử cung sao cho đúng?

Nếu như không được phát hiện và điều trị bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như: dị tật cổ tử cung, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung. Do vậy, khi có các dấu hiện bệnh viêm cổ tử cung nêu trên, chị em cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và tư vấn điều trị phù hợp nhất.

- Chữa trị viêm nhiễm cổ tử cung cấp tính

+ Cách 1: dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn vi khuẩn, nấm, trùng roi gây bệnh. Trước khi đi ngủ nên đặt thuốc vào âm đạo, cách một ngày một lần, mỗi đợt  nên từ 7 – 10 lần. Khi bị viêm nhiễm nặng, cũng có thể uống thuốc Mycostatin mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 500.000 đơn vị, thời gian 10 ngày. Lưu ý: trong khi điều trị tuyệt đối tránh những loại thuốc kháng sinh và quan hệ tình dục.

+ Cách 2: Sử dụng dung dịch NaHCO3, 2 -4 % (nước sô đa) rửa sạch trong, ngoài âm đạo làm giảm nồng độ axit trong âm đạo khiến tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Sau khi rửa sạch, dùng thuốc tím 1% lau sạch trong ngoài âm đạo, cách mỗi lần một ngày, mỗi lần điều trị 5 – 10 ngày. Lưu ý: Do sự nhạy cảm của mỗi người khác nhau, lần đầu không nên lau quá nhiều.

+ Cách 3: Người bệnh có thể sử dụng phương pháp đông y chữa viêm nhiễm hiệu quả và an toàn bằng cách đun sôi 200g cỏ long đản nấu với 500ml nước rửa âm đạo, mỗi ngày 10 lần, liên tục trong 10 ngày. Tăng cường sức đề kháng, đẩy mạnh hoạt huyết để chống lại viêm nấm do bệnh.

Nên chữa viêm cố tử cung bằng đông y để có một kết quả điều trị tốt và an toàn

- Chữa trị viêm cổ tử cung mãn tính

+ Để điều trị viêm nhiễm cổ tử cung mãn tính cần sự can thiệp của bác sĩ phụ khoa chuyên nghiệp. Người bệnh sẽ được áp dụng những biện pháp trị liệu vật lý như: dùng tia lade, nhiệt điện hoặc phẫu thuật ngoại khoa. Trong khi điều trị, cần kiểm tra định kỳ sự bong niêm mạc cổ tử cung và sự tiết dịch âm đạo để có cách điều trị đúng hướng. Đây cũng là cách điều trị hiệu quả triệt để nhất để ngăn chặn viêm nhiễm  phát triển thành tế bào ung thư.

Tuy nhiên, việc điều trị viêm nhiễm cần phải xác định được mầm bệnh, nguyên nhân bệnh. Cách thức điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa (tương tự viêm âm đạo), một số trường hợp có lộ tuyến cổ tử cung thì điều trị đốt điện, khoét chóp. Sau mỗi lần điều trị, nếu kết quả tốt hay xấu cũng nên đến bệnh viện xét nghiệm khí hư. Nếu sau 3 tháng không phát hiện nấm thì là bệnh đã khỏi. Nếu vẫn còn chưa khỏi, nên kiên trì điều trị tiếp.

5. Phòng tránh viêm cổ tử cung như thế nào cho hiệu quả?

- Hàng ngày vệ sinh âm đạo, thường xuyên thay quần lót và giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Trong khi quan hệ tình dục không nên có những hành vi không quá thô bạo.
- Tránh nạo phá thai.
- Khi sinh con cần tránh những việc làm tổn thương cổ tử cung, phòng và tránh bị bệnh.
- Khi chị em thấy những dấu hiệu bệnh lý cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời để cơ thể khỏe mạnh.

ve-sinh-co-the-va-vung-kin-dung-cach-de-phong-ngua-nhiem-khuan-co-tu-cung

Vệ sinh cơ thể và vùng kín đúng cách để phòng ngừa nhiễm khuẩn cố tử cung

Viêm cổ tử cung là gì? Những kiến thức phụ nữ cần phải biết!

Tags: Triệu Chứng , Điều Trị , Viêm Cổ Tử Cung , Nguyên Nhân
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng