Làm gì để giảm đau bụng kinh tự nhiên không cần dùng thuốc?

Thực sự những cơn đau bụng kinh không hề dễ chịu với các chị em. Uống thuốc giảm đau không có lợi cho sức khỏe chị em vậy phải làm sao để giảm bớt đau bụng kinh?

Ở lần chia sẻ trước chị em đã hiểu tại sao thuốc giảm đau thực sưj không phải là giải pháp tốt cho những ngày hành kinh, vậy để thoát khỏi nó thì nên làm thế nào? Hôm nay, Nữ Phụ Khang sẽ tiếp tục chia sẻ những phương pháp đơn giản giúp giảm đau bụng kinh tự nhiên hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc, chị em hãy cùng nhau đóng góp thêm những phương pháp hiệu quả của mình nữa nhé!

Giữ ấm cơ thể, massage và làm ấm vùng bụng

Điều đầu tiên giúp chị em thoải mái hơn trong kỳ đó là "giữ ấm cơ thể" tránh những tiếp xúc lạnh những ngày có đèn đỏ. Đặc biệt khi khí hậu có se lạnh thì tốt nhất chị em không nên bơi lội hay tắm rửa bằng nước lạnh, uống nước lạnh, ăn thực phẩm lạnh hay làm việc nơi đồng sâu bởi khi bị lạnh kích thích tử cung sẽ co bóp mạnh, gây đau. Chị em nên tắm nước ấm nóng và cho thêm một chút muối vào chậu nước tắm, không nên tắm quá lâu. 

lam-am-de-giam-dau-bung-kinh

Làm ấm bằng túi chườm nóng để giảm đau bụng kinh

Nếu đau bụng nhiều trong những ngày hành kinh, chị em có thể lựa chọn cho mình một tư thế thật thoải mái như nằm giường kê chân cao hay nằm ghế sofa gác hoặc là ngồi ngả người ra sau một góc 135 độ để thư giãn. Sau đó làm ấm bụng với túi chườm nóng hoặc khăn ấm. Làm ấm vùng bụng có tác dụng giúp máu lưu thông dễ dàng giảm bớt cơn đau do tắc hoặc nghẽn máu phía trong. Chị em cũng có thể sử dụng gừng giã hoặc xắt lát, chườm lên phần bụng dưới 5-7 phút hoặc dùng cao dán và dầu để xoa nóng vùng bụng. Cùng với đó thực hiện massage bụng dưới nhẹ nhàng giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột, giảm đau cơn một cách hiệu quả.

Tiếp tục massage lòng bàn chân vì ở đó có rất nhiều huyệt đạo liên quan tới vùng chậu. Trước khi đi ngủ chị em có thể ngâm chân trong nước ấm pha muối cho khí huyết lưu thông cũng dịu bớt những cơn đau bụng kinh.

Chế độ vận động hợp lý

Trong khi có kinh và một ngày trước, sau kỳ kinh, các bạn gái không nên vận động quá mức, không luyện tập thể thao hoặc lao động nặng, chỉ nên đi bộ và vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể. Một số động tác yoga nhẹ nhàng giúp làm giảm đau bụng kinh chị em có thể tham khảo:

- Động tác 1

+ Quỳ trên sàn, hai đầu gối mở sang hai bên, hai ngón chân cái chạm nhau. Đặt mông xuống nghỉ trên gót chân. Đặt một chiếc gối ôm ở giữa hai đùi. 

Động tác yoga 1

+ Đặt thêm một chiếc chăn ở trên gối ôm, ngay sát trước bụng. Hít sâu, vươn lưng thẳng lên. Thở ra, hạ người úp xuống chiếc gối ôm, úp một bên tai xuống gối. 
+ Nằm nghỉ ở tư thế này trong vòng 10 tới 20 phút. Nếu chiếc chăn khiến bụng bạn khó chịu thì có thể bỏ ra ngoài. Thỉnh thoảng nhớ đổi bên tai úp xuống gối để không bị mỏi cổ. 

- Động tác 2

+ Bạn ngồi thẳng, đặt chiếc gối ôm chặn sau lưng, chân duỗi thẳng phía trước.
+ Hít vào, đưa hai gót chân gần về phía mình.

dong-tac-yoga-giam-dau-bung-kinh-2

Động tác yoga giảm đau bụng kinh

+ Thở ra, hạ dần hai đầu gối xuống hai khối đệm đỡ ở hai bên. 
+ Hít vào, từ từ hạ lưng xuống nằm lên chiếc gối phía sau. Bạn có thể đặt một chiếc chăn mỏng dưới gáy để tạo thêm độ êm ái, thoải mái. Đặt hai tay sang hai bên, thả lỏng, ngửa lòng bàn tay lên. Nằm ở tư thế này trong vòng 10 tới 20 phút. 

- Động tác 3

+ Ngồi duỗi chân sang hai bên tạo thành hình chữ V, đặt chiếc gối ôm giữa hai chân. 

dong-tac-yoga-giam-dau-bung-kinh-3

Động tác 3

+ Hít vào, vươn lưng thẳng. Thở ra, từ từ ngả người ra phía trước, đặt thân trên nghỉ hoàn toàn trên chiếc gối ôm, úp một bên tai xuống gối. Nếu bạn không cúi được thấp thì có thể đặt thêm vài tấm chăn lên gối ôm. Hai tay thả lỏng tự do dưới mặt sàn. 
+ Nằm ở tư thế này trong vòng 3 tới 6 phút, nhớ đổi bên tai úp xuống gối để tránh bị mỏi cổ.

Thư giãn và ổn định tinh thần

Những ngày đèn đỏ tinh thần chị em thường mệt mỏi vì những khó chịu trong cơ thể, dễ bị stress. Tập trung quá nhiều vào các cơn đau sẽ làm chị em thêm uể oải. Thay vào đó chị em cố gắng thư giãn hơn với những bản nhạc nhẹ nhàng và những cuốn sách hay giữ cho mình một trạng thái cân bằng, tâm hồn thư thái sẽ làm bạn thoải mái hơn vào những ngày trong kỳ.

Chế độ ăn uống: Ăn gì tốt cho cơ thể ngày đèn đỏ?

Thực phẩm thân thiện với kinh nguyệt:

Chị em cần ăn đủ chất để cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ tái tạo lại lượng máu đã mất, cần bổ sung các loại Vitamin hỗn hợp và chất khoáng chứa nhiều canxi, đặc biệt là sắt một thành phần quan trọng của máu. Cần ăn nhiều rau, trái cây, cá, xương. Một số thực phẩm tốt cho kinh nguyệt chị em có thể tham khảo:

- Nước chanh ấm: chanh là 1 loại quả nhiều Vitamin C, nước chanh ấm giúp chị em bổ sung một lượng nước giàu vitamin và làm ấm vùng bụng.
- Hạt bí đỏ: hạt bí có chứa hàm lượng kẽm cao, hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh nguyệt hiệu quả.
- Thức ăn giàu canxi như cải lá xanh, cải xoăn, bông cải xanh và sữa chua.
- Dứa: một thực phẩm vàng cho chị em, dứa có chứa nhiều bromelain có khả năng làm giảm triệu chứng đau bụng trong kỳ kinh, cùng với đó nó còn có tác dụng chống viêm và giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Các loại hạt họ đậu: đậu tương, đậu đỏ, đậu xanh... giúp bổ sung một lượng magie và sắt bị thiếu hụt.
- Củ cải: Vitamin E, Vitamin C, khoáng chất và Canxi có nhiều trong củ cải giúp hạn chế những cơn co thắt đột ngột của tử cung.
- Chuối: chứa nhiều magie và đường, cứu tinh của huyết áp không bị tụt dốc, ngoài ra chuối cũng giúp chị em có thể dễ dàng đi sâu hơn vào giấc ngủ, cân bằng cơ thể.

Đừng quên uống nhiều nước: khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày trong kỳ giúp máu không bị đông đặc, dễ thoát ra mà ít gây đau đớn hơn. Ngoài ra nếu chị em bị đau bụng quá nhiều, thuần túy là đau bụng kinh thì có thể sử dụng thêm các dược phẩm chức năng đông y như viên uống Nữ Phụ Khang để dưỡng huyết, lưu thông mạch máu, điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh hiệu quả hơn.

thuc-pham-tot-cho-ky-kinh-nguyet

Thực phẩm tốt cho kỳ kinh nguyệt

Thực phẩm nên hạn chế trong kỳ

- Không nên ăn đồ cay, nóng gây táo bón dễ làm đau bụng kinh nặng thêm
- Hạn chế tối đa những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, chè, nước ngọt có ga.
- Không nên sử dụng đồ ăn chế biến tinh mà và hạn chế các loại thực phẩm mặn, nhiều muối.
- Nói không với những thực phẩm có tính hàn: đồ lạnh, tôm, cua, mướp,...
- Hạn chế những thức ăn có tác dụng giữ nước như giấm, ngó sen,...

 

tu-tin-thoat-khoi-dau-bung-trong-ky-kinh-nguyet

Tự tin thoát khỏi đau bụng trong kỳ kinh nguyệt

 

Cải thiện chứng đau bụng kinh từ thảo dược an toàn và hiệu quả dài lâu

Trong xử lý bệnh lý về kinh nguyệt, Y học cổ truyền sẽ phối hợp những vị dược liệu nhằm giúp kiện  toàn  tỳ vị, trấn định tinh thần và tăng cường lưu thông khí huyết. Khi khí thông huyết hành, chứng năng tỳ vị được hồi phục, trấn định được tinh thần (không lo lắng, căng thẳng, stress quá mức) thì chứng đau bụng kinh sẽ không còn.

An toàn với Nữ Phụ Khang

Nữ Phụ Khang là một sản phẩm thảo dược, kế thừa và phát huy từ bài thuốc Đông y gia truyền, với các thành phần như đan sâm, xích thược, bồ công anh, tỳ giải …bài thuốc này dựa trên quan điểm điều trị bệnh lý đau bụng kinh của y học cổ truyền đã phân tích ở trên. Trong đó vị thuốc đan sâm được mệnh danh “Huyết bệnh yếu dược” tức là loại dược liệu quan trọng bậc nhất trong điều trị bệnh liên quan đến huyết. Trong Y thư cổ xưa có câu “Nhất vị đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang” nghĩa là đan sâm có tác dụng ngang với bài thuốc quý “Tứ vật thang”, là bài thuốc bổ huyết, điều kinh kinh điển của y học cổ truyền.

Vì lẽ đó, Nữ Phụ Khang xứng đáng là người bạn đồng hành của chị em, giúp đẩy lùi những cơn đau bụng kinh quằn quại, dữ dội. Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng, lưu thông khí huyết; hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn của phụ nữ trước, trong và sau kỳ kinh như: đau vùng bụng dưới, đau chướng ngực, đau lưng, đau bụng kinh; giúp điều hòa kinh nguyệt, không đều, rong kinh. Kết hợp dùng Nữ Phụ Khang, chị em cũng cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì ngày hành kinh chẳng còn gì đáng sợ.

Tags: Điều Trị , Đau Bụng Kinh
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng