Kinh nguyệt không đều do lạm dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai giúp ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của chị em.

Năm 2012, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) từng tiếp nhận một ca bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ ruột non do bị tắc mạch máu ruột. Và nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là do chị uống thuốc tránh thai trong suốt 10 năm.

Tương tự còn rất nhiều chị em khác gặp phải những biến chứng như: đột quỵ, vô sinh… do lạm dụng loại thuốc này. Riêng tác dụng phụ gây rối loạn kinh nguyệt 100% chị em đều gặp phải khi uống thuốc thường xuyên.

thuoc-tranh-thai-gay-kinh-nguyet-khong-deu

Thuốc tránh thai gây nên nhiều vấn đề sức khỏe kinh nguyệt của chị em

Các loại thuốc tránh thai

Trên thị trường hiện nay có 3 loại thuốc ngừa thai được sử dụng là:

- Loại thuốc khẩn cấp (chỉ định dùng trước 72h sau khi quan hệ tình dục)

- Thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin áp dụng cho phụ nữ vừa sinh con.

- Thuốc tổng hợp được chị em sử dụng nhiều nhất. Mỗi vỉ có 21 hoặc 28 viên, chứa các loại hormone progesterone và estrogen giúp chị em duy trì lượng hormone cần thiết trong cơ thể để trứng không rụng. Loại thuốc này phải dùng liên tục hàng ngày (không được phép quên) và cũng gây nhiều tác dụng phụ nhất.

thuoc-tranh-thai-gay-roi-loan-kinh-nguyet

Các loại thuốc tránh thai thường dùng hiện nay

Tại sao thuốc tránh thai khiến kinh nguyệt rối loạn?

Thực chất, thuốc tránh thai là một loại hormone giúp bổ sung nội tiết tố nữ vào cơ thể, gây ức chế quá trình rụng trứng, khiến cho quá trình thụ thai không diễn ra. Khi nồng độ nội tiết thường xuyên thay đổi như vậy sẽ khiến sự thay đổi của chu kì kinh nguyệt, có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn, đồng thời có thể dẫn đến đau bụng kinh và rong kinh…

Một số tác dụng không mong muốn khác của thuốc tránh thai

-         Buồn nôn và nôn.

-         Căng tức ngực.

-        Đối với những người có tiền sử tăng huyết áp, mắc bệnh đái tháo đường, đau nửa đầu, u xơ tử cung… có thể nguy hiểm đến tính mạng do thuốc ngừa thai khiến bệnh trầm trọng hơn

Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, nên áp dụng các phương pháp khác như dùng bao cao su, cấy que, đặt vòng ngừa thai… Hoặc bạn cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ năm, thực hiện xét nghiệm chức năng chức năng gan, thận, đường huyết, đo điện tim, đo huyết áp, xét nghiệm tế bào cổ tử cung, siêu âm phụ khoa… để ngăn chặn các biến chứng không mong muốn của thuốc.

Tags: Rối Loạn Kinh Nguyệt , Nguyên Nhân , Biến Chứng
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng