6 sự thật chị em cần phải biết khi kinh nguyệt ra ít

Kinh nguyệt ra ít là biểu hiện của bệnh rối loạn kinh nguyệt. Kinh nguyệt ít tiềm ẩn bệnh lý về tử cung và buồng trứng, tăng khả năng vô sinh ở nữ giới.

Nhiều phụ nữ cho rằng kinh nguyệt ít là dấu hiệu sinh lý thông thường nhưng thực chất là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh phụ khoa của nữ giới. Vậy thế nào là kinh nguyệt ra ít? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này như thế nào?

1. Thế nào là kinh nguyệt ít?

Kinh nguyệt của phụ nữ là kết quả sự tương tác giữa vỏ não, vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung và chịu ảnh hưởng theo quy chế của hệ thần kinh nội tiết. Một chu kì kinh bình thường sẽ kéo dài từ 28 đến 32 ngày, thời gian hành kinh từ 3 -7 ngày và lượng máu hành kinh mất đi khoảng 60 – 80 ml. Đối với những bạn gái, thời gian “đèn đỏ” khoảng dưới 3 ngày và lượng máu kinh ít hơn 20ml được gọi là kinh nguyệt ít.

kinh-nguyet-ra-it-la-nhu-the-nao

Kinh nguyệt ra ít là như thế nào

2. Nguy hiểm tiềm ẩn khi kinh nguyệt ra ít

Kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, thậm chí vô sinh nếu như nguyên nhân của hiện tượng này là dấu hiệu của các bệnh: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng… không được chữa trị kịp thời.

Ngoài trường hợp kinh nguyệt ra ít chị em cũng cần chú ý đến những biểu hiện khác thường với chu kỳ của minh trong bài viết: Các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt. Tất cả đều mang ẩn chứa những mối nguy cơ không tưởng.

3. Nguyên nhân chính dẫn đến kinh nguyệt ít

Kinh nguyệt ra ít xuất phát từ những nguyên nhân sau:

-         Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai là loại thuốc có chứa progestine liều cao, có tác dụng ngăn cản, làm chậm quá trình rụng trứng, ngăn chặn việc làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa thụ thai. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc tránh thai là kinh nguyệt không đều, đặc biệt khi làm giảm estrogen và giảm sự phát triển của nội mạc tử cung khiến nội mạc tử cung không dày lên được và lượng máu kinh ra ít.

-         Do nội mạc tử cung không dày lên

Bên trong tử cung được bao bọc một lớp màng gọi là nội mạc tử cung. Lớp màng tử cung này sẽ dần dày lên trong chu kì kinh nguyệt và dày lên khoảng 1cm trước khi tới kì đèn đỏ. Khi bắt đầu kì kinh nguyệt, lớp bề mặt chức năng của nội mạc tử cung bị rách và bong ra. Đây là nguyên nhân khiến bạn bị ra máu. Nếu như lớp nội mạc tử cung này không dày lên, cũng không bong ra được thì kinh nguyệt sẽ ra ít hơn bình thường.

hinh-anh-noi-mac-tu-cung

Nội mạc tử cung

-         Do bệnh lý của tử cung

Đối với những người mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… làm rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ra ít. Chính vì vậy, khi có những bất thường về kinh nguyệt kết hợp với nhiều dấu hiệu khác như: khí hư ồ ạt, có mùi, đau bụng kinh, chướng bụng dưới… bạn cần lập tức đi khám sức khỏe phụ khoa ngay để phát hiện bệnh lý.

-         Do bệnh lý ở buồng trứng

Khi mắc các bệnh liên quan đến buồng trứng như: buồng trứng đa nang, viêm ống dẫn trứng, tắc vòi trứng… gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và rụng trứng. Từ đó dẫn đến không có hiện tượng bong nội mạc tử cung và không ra máu kinh hoặc lượng máu rất ít.

-         Do nạo phá thai nhiều lần

Khi thực hiện phẫu thuật nạo phá thai nếu để lại hậu quả sẽ dẫn đến ảnh hưởng tới buồng trứng, ống dẫn trứng. Nguyên nhân chính dẫn đến kinh nguyệt ít sau khi nạo phá thai là do tử cung bị dính một phần ống dẫn kinh. Phần ống tử cung này khi dính lại sẽ khiến máu kinh bị chèn ép, ra ít và bụng đau dữ dội do tử cung phải liên tục co bóp đẩy máu ra ngoài.
Nạo phá thai còn khiến nội tiết tố thay đổi khiến ảnh hưởng đến lượng estrogen, gây ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng. Ngoài ra, nạo phá thai còn khiến niêm mạc tử cung có nhiều tổn thương, lớp niêm mạc này không thể dày lên và bong tróc gây kinh nguyệt ra ít.

-         Do các nguyên nhân khác

Kinh nguyệt ít có thể do sự tác động của yếu tố tâm lý, căng thẳng não bộ, cơ thể suy nhược cũng tác động đến chu kì kinh nguyệt, lượng máu kinh và chất kinh.

4. Chữa trị kinh nguyệt ra ít như thế nào cho hiệu quả?

- Khi chữa trị theo Tây y, người bệnh cần đi khám tổng quan cơ thể để tìm được nguyên nhân chính dẫn đến kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh ít. Với trường hợp kinh nguyệt rối loạn do yếu tố căng thẳng tâm lý, lao động quá sức, chế độ ăn uống không hợp lý bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, lên kế hoạch lao động phù hợp, giữ tinh thần thoải mái kinh nguyệt sẽ đều đặn trở lại. Riêng với trường hợp bệnh lý liên quan đến niêm mạc cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung… buộc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng một số loại thuốc điều hòa kinh nguyệt, thậm chí phải phẫu thuật khu vực buồng trứng và tử cung.

- Theo Đông y, kinh nguyệt ít phần lớn do các yếu tố hư – nhiệt – hàn – thực gây nên. Cơ thể ốm yếu, tinh thần mỏi mệt, suy nhược âm dương dẫn đến kinh nguyệt rối loạn. Do đó, điều kinh nguyệt ra ít theo Đông y, bạn có thể sử dụng các bài thuốc điều kinh, bổ huyết, hỗ trợ cân bằng âm dương, khí huyết trong cơ thể. Chẳng hạn:

+ Bài thuốc 1: Dùng sinh địa 16g, huyền sâm 12g, sa sâm 12g, ích mẫu 16g, rễ cỏ tranh 12g, rễ cây rau khởi 12g . Trong đó sinh địa có tác dụng chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, mất ngủ kết hợp với huyền sâm có tác dụng chống viêm, thanh nhiệt, ích mẫu điều kinh, rễ cỏ tranh mát gan, rễ cây rau khởi dùng làm thuốc bổ máu. Bài thuốc này giúp điều hòa kinh nguyệt, thanh nhiệt cơ thể, chống viêm, chữa bệnh kinh nguyệt rối loạn.

dong-y-la-lua-chon-cua-nhieu-chi-em-khi-kinh-nguyet-ra-it

Đông y là lựa chọn của nhiều chị em khi kinh nguyệt ra ít

+ Bài thuốc 2: Lấy sinh địa 40g,  A giao 12g, huyền sâm 40g, địa cốt bì 12g, bạch thược 20g, mạch môn 20g. Trong đó sinh địa giúp bổ huyết, a giao dưỡng an khí, trị đau lưng, rong huyết, địa cốt bì, bạch thược, mạch môn là những cây thuốc hỗ trợ dưỡng âm, an thần, nhuận phế. Bài thuốc này không chỉ đơn giản điều hòa kinh nguyệt mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ.

Với mỗi thang thuốc trên, cần uống mỗi ngày một thang, liên tục duy trì từ 5 – 10 thang sẽ khỏi, khí huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn.

Dù chữa bệnh theo phương pháp nào, cách phòng tránh hiện tượng kinh nguyệt không đều nói chung và kinh nguyệt ít nói riêng hiệu quả nhất vẫn là xây dựng cuộc sống vui vẻ, thoải mái, ăn uống và sinh hoạt hợp lý, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thường xuyên khám phụ khoa theo định kì 6 tháng/ lần để cơ thể luôn luôn  mạnh khỏe.

Tags: Triệu Chứng , Rối Loạn Kinh Nguyệt , Nguyên Nhân
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng