Những điều cần biết khi hoãn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai

Trì hoãn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai được rất nhiều chị em vô tư sử dụng mà không biết những tác dụng phụ tiềm ẩn ở phương pháp này.

Tại sao chị em thường muốn trì hoãn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai?

-         Vì những dự định cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi nguyệt san.

-         Chị em mắc lạc nội mạc tử cung, thiếu máu trầm trọng, đau đầu…

-         Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn.

-         Đau bụng kinh trường kì.

Thuốc tránh thai sẽ góp phần làm thay đổi hormone nội tiết của bạn dẫn đến kinh nguyệt đến muộn hơn so với dự định. Tuy nhiên, phương pháp này có thật sự đem lại hiệu quả như mong muốn không? Và liệu chúng có để lại tác hại gì đến sức khỏe sinh sản hay không? Dưới đây là toàn bộ những điều bạn nên biết về biện pháp này.

1. Các loại thuốc tránh thai thường dùng để trì hoãn kì kinh?

Bạn cần biết rằng loại thuốc để kéo dài chu kì kinh sẽ có hàm lượng lớn hormone progesteron, thường được chỉ định dùng trong khoảng 3 - 4 ngày trước khi có kinh nguyệt.

Loại thuốc tránh thai truyền thống xuất hiện trên thị trường thường có khoảng 28 viên (trùng khớp với vòng kinh trung bình của người khỏe mạnh), nhưng trong đó chỉ khoảng 21 viên hoạt động đúng với chức năng của chúng do bên trong có chứa hormoe. Còn lại 7 viên sẽ không có tác dụng nhưng bạn vẫn gặp hải hiện tượng tương tự như máu kinh, thực chất đây chỉ là máu do suy giảm nội tiết. Tuy nhiên, loại máu này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Và nếu như bạn bỏ qua 7 viên này mà sử dụng ngay lập tức 1 trong số 21 viên còn lại thì cơ chế chảy máu đương nhiên sẽ không diễn ra.

thuoc-tranh-thai-tri-hoan-kinh-nguyet
Nhiều loại thuốc tránh thai khác nhau trên thị trường

Ngoài ra, trong các hiệu thuốc cũng có bán rất nhiều loại thuốc có chứa progesteron khác với liều lượng khác nhau và cũng có tác dụng tương tự để ngăn chặn kinh nguyệt.

2.  Cơ chế hoạt động của thuốc như thế nào?

Thông thường, trong 1 chu kì kinh, hormone estrogen sẽ được cơ thể sản sinh trong khoảng 14 ngày đầu tiên để kích thích quá trình phóng noãn và niêm mạc tử cung dày lên rõ rệt. Tiếp tục thời gian còn lại của vòng kinh sẽ bài tiết hormon progesteron để niêm mạc tử cung dày hơn nữa, chuẩn bị cho quá trình làm tổ của trứng đã được thụ tinh. Và khi loại hormone này suy giảm thì sẽ hình thành cơ chế bong tróc niêm mạc tử cung, kết hợp với phóng noãn để tạo thành kinh nguyệt. Do vậy, khi bạn bổ sung progesterone thì tình trạng này sẽ không diễn ra và niêm mạc tử cung cũng không thể bong tróc để chảy máu được.

3. Uống thuốc như thế nào ?

Nhiều chị em cho rằng loại thuốc này cần được uống trước khoảng 1 tháng là hoàn toàn sai lầm. Bạn chỉ cần uống trong 3 – 4 ngày trước khi có kinh là được. Tuy nhiên, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng thuốc và những triệu chứng bạn có thể gặp phải nếu dùng thuốc.

thuoc-tranh-thai-tri-hoan-kinh-nguyet-1
Uống 3 - 4 ngày trước khi đến kỳ để trì hoãn kinh nguyệt

4. Liệu ngừng thuốc có khiến kinh nguyệt trở lại ngay lập tức?

Ngay khi bạn dừng thuốc, hormone progesterone đương nhiên sẽ suy giảm nhanh chóng và thúc đẩy hình thành kinh nguyệt. Một vài người khỏe mạnh kinh nguyệt sẽ có sau vài giờ, nhưng hầu hết chị em sẽ mất khoảng 10 – 15 ngày mới thấy hiện tượng chảy máu. Thế nhưng, sau khoảng nửa tháng mà kinh nguyệt vẫn không trở lại thì bạn cần lập tức đi kiểm tra để xác định nguyên nhân.

5. Sử dụng thuốc tránh thai để hoãn kinh có an toàn hay không?

Nếu bạn chỉ dùng 1 – 2 lần trong thời gian cách xa nhau sẽ không có hại đối với sức khỏe sinh sản. Nhưng khi bạn lạm dụng thường xuyên thì đương nhiên sẽ đem đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất là bạn chỉ nên dùng thuốc trong những trường hợp cấp bách và thực sự cần thiết.

6. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai là gì ?

Thuốc có chứa hàm lượng lớn hormone, vì vậy sẽ khiến chi em gặp phải các triệu chứng: mọc mụn trứng cá tùm lum, chướng bụng, buồn nôn, tâm trạng cáu gắt, mệt mỏi, stress thất thường, chảy máu giữa kì kinh nguyệt…

7. Liệu thuốc có luôn đem lại tác dụng tốt?

Hầu hết khi đã sử dụng thuốc chị em sẽ có công dụng trì hoãn kinh nguyệt như mong muốn, ngoại trừ trường hợp chị em mua phải thuốc giả, hoặc thuốc kém chất lượng. Vì vậy, tốt nhất chi em nên gặp bác sĩ và nghe tư vấn để việc dùng thuốc đạt hiệu quả mà không có biến chứng.

8.  Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Với trường hợp đã dừng thuốc khoảng 15 ngày mà vẫn chưa có kinh nguyệt bạn cần lập tức đi khám để phát hiện nguyên nhân. Ngoài ra, khi gặp các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn quá mức chịu đựng bạn cũng cần dừng ngay thuốc lại và tới các phòng khám uy tín để điều trị.

Như vậy bạn cũng có thể sử dụng thuốc tránh thai để kiểm soát kì kinh của mình mà không ảnh hưởng đến các kế hoạch định sẵn của mình. Vậy nhưng bạn đừng quên ý kiến của bác sĩ trước và trong khi dùng thuốc để tránh các hậu quả nghiêm trọng sau này.

Tags: Chu Kỳ Kinh Nguyệt , Cẩm Nang Mẹo Vặt
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng