10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến không có kinh nguyệt
1. Căng thẳng quá mức gây mất kinh nguyệt
Bạn bị stress, căng thẳng quá độ có thể dẫn tới ảnh hưởng đến hormone nội tiết tố. Stress kéo dài dẫn đến não bộ giải phóng hormone gonadotrophin (GnRH), làm cản trở quá trình rụng rứng và gây chu kì kinh nguyệt kéo dài.
Nếu bạn đang cảm thấy bị stress vì công việc, gia đình hay bất cứ điều gì đó cần phải có biện pháp chia sẻ với bác sĩ tâm lý hoặc người thân. Bạn có thể tham khảo đọc sách, nghe nhạc, tham gia các hoạt động xã hội... để sớm cải thiện tình trạng tâm lý, và điều chỉnh hormone nội tiết tố.
- Tập thể dục quá sức gây mất kinh
Đây là tình trạng thường gặp ở những vận động viên, người lao động chân tay hoặc những chị em muốn giảm cân nhanh chóng và có chế độ tập luyện không điều độ. Thói quen này có thể khiến hormone tuyến yên và vùng tuyến giáp thay đổi dẫn đến chu kì rụng trứng của bạn rối loạn.
Bạn nên điều chỉnh thời gian tập luyện xuống khoảng 30 phút – 1 tiếng/ ngày để phù hợp với thể trạng cơ thể. Nếu bạn là vận động viên cần lên kế hoạch cụ thể để cân bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện giúp hormone cơ thể được cân bằng.
- Một số bệnh lý gây mất kinh nguyệt
Bạn có thể bị mất kinh nguyệt do mắc phải một số bệnh lý như: tiểu đường, bệnh gan, bệnh tuyến thượng thận, bệnh tuyến giáp, buồng trứng đa nang, u tuyến yên... đều dẫn đến tác động hormone.
Trường hợp bạn đang gặp phải các bệnh lý trên tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Ngoài ra, những người mắc hội chứng Turner, hội chứng không nhạy cảm androgen đều có thể dẫn đến rối loạn hormone bẩm sinh dẫn đến tuổi dậy thì không có kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, vô kinh. Thậm chí hội chứng Turner còn có thể gây nên tình trạng tử cung không phát triển dẫn đến không thể mang thai.
Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh lý cấp tính như suy thận, đau tim, viêm phổi, viêm màng não... đều là “thủ phạm” dẫn đến suy nhược cơ thể, thiếu hụt dinh dưỡng và thay đổi hormone nội tiết.
- Mất kinh nguyệt do giờ giấc sinh học thay đổi đột ngột
Nếu bạn đột ngột đến nơi khác làm việc dẫn đến lịch sinh hoạt phải thay đổi hoặc bạn phải làm ca đêm, ngày ngủ bù đều có thể khiến hormone nội tiết biến đổi. Kì kinh nguyệt của bạn có thể đến sớm hơn, đến muộn hơn hoặc thậm chí dẫn đến vô kinh.
Trường hợp bạn bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên hoặc đảo lộn không gian sống qua những múi giờ khác nhau đều gây nên tình trạng trên.
- Mất kinh nguyệt do tác dụng phụ của thuốc
Những loại thuốc chống trầm cảm, thuốc loạn thần, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, động kinh... đều có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, vô kinh.
Nếu bạn đang sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như dùng thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, dùng que cấy tránh thai, vòng tránh thai IUD có chứa kích thích tố Mirena... có thể khiến kinh nguyệt ra ít dẫn đến mất kinh trong nhiều tháng.
- Mất kinh nguyệt vì tăng hoặc giảm cân đột ngột
Thừa cân hay thiếu cân đều là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Người béo phì sẽ khiến estrogen, progesterone bị biến đổi khiến khả năng sinh sản suy giảm. Chỉ số BMI quá cao cũng là một trong số những thủ phạm gây mất kinh nguyệt. Do vậy, nếu bạn đang bị béo phì cần có biện pháp tập luyện và ăn uống phù hợp để điều chỉnh chu kì kinh nguyệt.
Bạn đang thiếu cân, suy dinh dưỡng? Đây cũng là biểu hiện dẫn đến hormone nội tiết không được điều chỉnh dẫn đến vô kinh. Nếu bạn đang mắc hội chứng chán ăn hoặc tiêu thụ lượng calo ít hơn bình thường đều có thể khiến
Khi bạn thay đổi cân nặng nhanh chóng như tăng cân hoặc giảm cân do bệnh tật, uống thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống thì sẽ gây trở ngại cho việc sản xuất hoặc giải phóng hormone khiến bạn bị mất kinh.
- Rối loạn kinh nguyệt gây vô kinh
Ở người khỏe mạnh, chu kì kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng 21 – 35 ngày. Với những người bị rối loạn kinh nguyệt thì chu kì kinh nguyệt không đều, bạn có thể bị mất kinh nguyệt trong thời gian dài.
Với những bé gái đang tuổi dậy thì có thể có kinh nguyệt, sau đó lại mất kinh. Khoảng 2 năm đầu khi buồng trứng và tử cung chưa hoạt động ổn định sẽ dẫn đến chu kì kinh nguyệt rối loạn.
Ngoài ra, những chị em sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone cũng khiến chu kì kinh nguyệt không đều. Chị em trong độ tuổi mãn kinh cũng khiến kinh nguyệt rối loạn, mất kinh do hormone suy giảm.
- Mất kinh sau khi sinh con
Sau sinh và khi đang cho con bú, bạn có thể thấy kinh nguyệt ra ồ ạt, sau đó hết hoặc mất kinh trong một vài tháng. Lí do là bởi hormone nội tiết của bạn đang thay đổi rõ rệt sau khi sinh.
Bạn cũng cần lưu ý rằng mặc dù không có kinh nguyệt nhưng bạn vẫn có thể có thai nếu không sử dụng biện pháp phòng tránh trong giai đoạn “nhạy cảm” này.
- Mất kinh do mãn kinh
Độ tuổi mãn kinh của phụ nữ trung bình khoảng trên 50 tuổi. Đây là giai đoạn chuyển hóa từ độ tuổi sinh sản sang mất khả năng sinh sản. Hormone nội tiết giảm rõ rệt, chức năng buồng trứng suy giảm dẫn đến trứng không rụng và đương nhiên kinh nguyệt rối loạn, không đều, ra ít, sau đó dần vô kinh. Chị em có thể nhận thấy các dấu hiệu tiền mãn kinh từ tuổi 40 trở đi.
- Vô kinh do mang thai ngoài tử cung
Nếu bạn đột ngột thấy cơ thể thay đổi, mất kinh nguyệt, nôn nghén cần phải có biện pháp kiểm tra xem bạn có mang thai hay không. Mất kinh kèm theo triệu chứng đau bụng dưới có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung. Do đó bạn cần đặc biệt cẩn trọng.
Như vậy, mất kinh nguyệt do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Chị em trong độ tuổi sinh sản có thể tham khảo sản phẩm Nữ Phụ Khang được bào chế dựa trên bài thuốc cổ Đào hồng tứ vật tháng để điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị khí hư bạch đới do viêm nhiễm phụ khoa.
Mọi chi tiết xin liên hệ hotline: 1800.08.88.57 để được hỗ trợ.
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...