Thành phần của Nữ phụ khang được bào chế từ 7 vị thuốc quen thuộc của Y học cổ truyền, đó là:

1. Hoàng đằng

Hoàng đằng là một thảo dược quen thuộc với chúng ta, thân già và rễ phơi khô thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Hình thái của hoàng đằng là thân cây có màu nâu, nhiều vân dọc, cuống lá và phần đầu rễ có sẹo.Thành phần hóa học trong cây gồm Alcaloid (3%), chủ yếu là palmatin 1-3,5%. Ngoài ra còn có jatrorrhizin, columbamin và berberin. Đây là những hoạt chất có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, sát trùng, ức chế vi khuẩn. Chính vì vậy, hoàng đằng được dùng làm vị thuốc giảm viêm, chữa mụn nhọt, hồi hộp, mất ngủ - những triệu chứng tiêu biểu của tiền mãn kinh. Đồng thời, sử dụng hoàng đằng trong bài thuốc có tác dụng giảm viêm nhiễm phụ khoa – nguyên nhân hàng đầu dẫn tới khí hư bất thường ở nữ giới.

2. Bồ công anh

Chúng ta dễ dàng nhận biết bồ công anh là loại thảo dược có  một dánh hoa tròn rất đặc trưng, lá dài 30cm rộng 5-6cm, mép có răng cưa thưa. Khi dùng tay bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa.Bồ công anh có vị ngọt, đắng, tính bình giúp thanh nhiệt, bổ huyết, tiêu sưng, giảm mụn nhọt. Sử dụng bồ công anh kết hợp với 6 vị thuốc khác trong viên uống thảo dược Nữ phụ khang có tác dụng hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị viêm nhiễm ở phụ nữ.

3. Thương nhĩ tử

Thương nhĩ tử còn có các tên gọi khác như: Ngưu sắt tử, Hồ tẩm tử, Thương tử, Hồ thương tử…Đây là vị thuốc quý được trồng phổ biến ở Trung Quốc. Thương nhĩ tử có tính ngọt, ấm có công dụng hiệu quả trong việc giảm đau, sát trùng, trị phong hàn, viêm khớp, ngứa ngáy. Kết hợp với các vị thuốc khác, thương nhĩ tử góp phần điều trị viêm nhiễm phụ khoa, giúp vết thương mau lành, giảm khí hư bạch đới.

4. Tỳ giải

Phần thân rễ của cây tỳ giải thường được dùng làm thuốc. Trong Đông y, tỳ giải có vị đắng, tính bình, được dùng làm vị thuốc tiêu độc, chữa mụn nhọt, đau chân,  đau gân cốt, lợi tiểu.

5. Xa tiền

Xa tiền cũng không hề xa lạ với các chị em, nó còn có tên gọi khác là xa tiền thảo, mã đề, bông mã đề. Đây là vị thuốc quen thuộc với nông thôn Việt Nam. Bộ phận dùng làm thuốc của xa tiền là lá cây và hạt. Phần hạt của cây còn được gọi là xa tiền tử. Trong Y học cổ truyền, xa tiền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng trong chữa trị tiêu viêm, lợi tiểu, chữa bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, lợi phế, tiêu đờm, giảm huyết áp cao. Nữ phụ khang sử dụng xa tiền làm vị thuốc giúp chị em ăn ngủ tốt, cơ thể khỏe mạnh, giảm viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.

6. Đan sâm

Đan sâm được mệnh danh là “thần dược” của nữ giới với công dụng bồi bổ khí huyết, chữa trị bệnh vàng da cho phụ nữ chưa chồng, chữa xuất huyết âm đạo, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Đan sâm được lựa chọn làm vị thuốc chính đẩy lùi hoàn toàn các triệu chứng đau bụng kinh, thống kinh, rong kinh, kinh nguyệt không đều ở nữ giới trong viên uống thảo dược Nữ Phụ Khang.

7. Xích thược

Xích thược có vị đắng, hơi hàn, qui kinh can, được dùng để thanh nhiệt, bổ huyết, điều trị thống kinh, bế kinh, chấn thương do té ngã, ung nhọt sưng đau. Trong xích thược có các thành phần: Paeoniflorin, tamin, ngoài ra có tinh bột, nhựa, chất đường, sắc tố và axit benzoic giúp điều trị rất nhiều bệnh hiệu quả cao.