10 yếu tố ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của bạn
Tại sao chị em thường thấy kinh nguyệt đến sớm hoặc đến muộn hơn 3 – 5 ngày mà đi khám không hề phát hiện được các dấu hiệu bệnh lý?
Nguyên nhân là bởi các yếu tố liên quan đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, thể trạng và tuổi tác của chị em sẽ quyết định điều này. Cụ thể 10 tác nhân sau đây sẽ khiến “đèn đỏ” ghé thăm sớm hoặc muộn hơn vòng kinh chuẩn của bạn.
1. Tâm lý căng thẳng
Tâm lý stress, căng thẳng, áp lực sẽ tác động đến não bộ - vùng cơ quan kích thích hoạt động sản xuất hormone của tuyến yên, khiến chị em bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt thất thường. Giải pháp rất đơn giản sau 1 vòng kinh biến động là chị em nên giữ tâm hồn mình thư thái, tránh xa mệt mỏi, căng thẳng đầu óc để kì kinh trở về đúng với quy luật của nó.
Tâm lý căng thẳng sẽ khiến kinh nguyệt đến muộn
2. Do béo phì, thừa cân
Cân nặng không chỉ đơn giản làm mất thẩm mỹ, mà còn khiến bạn gặp nhiều rắc rối về bệnh tật. Khi lượng mỡ trong máu đạt quá mức cho phép sẽ khiến hormone biến động làm bạn đau bụng kinh, kì kinh dài hơn và xuất huyết nhiều hơn. Béo phì cũng là nguyên nhân khiến chị em khó thụ thai tự nhiên. Vì vậy, chị em nên thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh trường hợp không kiểm soát được cân nặng sẽ có thể phải đối mặt với bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn kinh, u xơ tử cung…
3. Do thiếu dinh dưỡng trầm trọng
Thừa cân hay thiếu cân đề là những vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe. Việc ăn kiêng quá mức, hoặc bạn có hệ tiêu hóa kém không thể hấp thụ dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể không sản sinh đủ estrogen, làm lớp niêm mạc tử cung không thể dày lên và đương nhiên rất khó bong tróc để tạo nên kinh nguyệt. Vì vậy, bạn sẽ thấy vòng kinh dài ra, nhưng kinh nguyệt lại rất ít. Nếu như nhận thấy thể trạng mình đang gầy quá mức cho phép bạn nên bổ sung dinh dưỡng cần thiết để nội tiết tố bình ổn trở lại.
4. Do vận động quá sức
Khi bạn đang muốn giảm cân bằng cách tập thể dục liên tục quá sức chịu đựng của cơ thể sẽ khiến cơ thể suy giảm hormone cần thiết cho mọi hoạt động của cơ quan sinh sản. Nghiên cứu cũng chứng mình rằng các vận động viên nữ khi luyện tập chuẩn bị thi đấu thường gặp phải rối loạn kinh nguyệt hơn. Cách tốt nhất là bạn chỉ cần tập luyện đúng với thể trạng cơ thể cho phép là đã hạn chế được nguy cơ rối loạn kinh.
Vận động quá sức làm giảm hormone nữ
5. Tác dụng phụ của thuốc
Bất cứ loại thuốc nào có hormone bên trong để điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh, tuyến giáp, rối loạn chức năng tử cung, buồng trứng… đều ảnh hưởng đến kì kinh của bạn. Thậm chí một vài hóa dược khác có trong thuốc cũng khiến bạn có thể trễ kinh, hoặc sớm kinh trước 1 tuần. Trường hợp bạn đang uống thuốc và gặp phải triệu chứng kinh thất thường nên tới gặp bác sĩ ngay để được tư vấn dừng thuốc hoặc chuyển sang loại thuốc khác.
6. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai giúp bạn hạn chế nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, nhưng lại là tác nhân khiến bạn bị chảy máu giữa chu kì kinh, chậm kinh, rong kinh. Vì vậy, trước khi dùng bất cứ loại thuốc tránh thai hàng ngày hay khẩn cấp nào bạn cũng nên dọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
7. Mất ngủ, ngủ trằn trọc
Mất ngủ sẽ tác động rất lớn đến cơ thể bạn, khiến thời gian sinh học của bạn bị biến đổi và đương nhiên hormone cũng không thể được điều tiết bình thường làm kinh nguyệt trở lên rối loạn. Tốt nhất là bạn hãy dành thời gian ngủ khoảng 6 – 8 tiếng mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
Mất ngủ gây rối loạn kinh nguyệt
8. Do tiếp xúc với hóa chất độc hại
Khi chị em làm việc trong môi trường hóa chất, hoặc sử dụng thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu, vòng kinh sẽ dài hơn phụ nữ bình thường. Môi trường làm việc còn quyết định đến khả năng mang thai của bạn.
9. Vấn đề tuổi tác
Bạn gái tuổi dậy thì, kì kinh sẽ không đều đặn do hoạt động của tử cung và buồng trứng chưa ổn định. Khi trải qua sinh nở, hay đến thời kì mãn kinh, chị em cũng sẽ gặp rất nhiều rắc rối liên quan đến kinh nguyệt. Hormone được sản sinh từ cơ quan sinh sản cũng phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi của chị em.
10. Do bạn bị lệch múi giờ
Điều này tương tự như việc bạn thức khuya, hay không ngủ được vào ban đêm. Não của chúng ta sẽ tiết ra hormone melatonin để cảnh báo cho cơ thể biết rằng đã đến giờ đi ngủ. Nhưng khi khác múi giờ, đương nhiên bạn sẽ không quen với nhịp sinh học và buộc phải thích nghi với môi trường mới, não bộ cũng vậy và hormone thay đổi sẽ dẫn tới kì kinh cũng biến đổi theo.
Đó là 10 lý do chứng minh rằng không phải cứ mắc bệnh phụ khoa mới dẫn đến kinh nguyệt rối loạn. Nếu như chị em đã đi khám và không phát hiện điều gì bất thường nên điều chỉnh cân nặng, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để vòng kinh đi đúng quỹ đạo vốn có.
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...