3 dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thường gặp nhất ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 8 – 13 tuổi ở bé gái, và được đánh dấu bằng kì kinh nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, khoảng 2 năm đầu, kinh nguyệt của bé gái thường không ổn định. Cụ thể, bé gái sẽ có những dấu hiệu bất thường nào? Và lí do của trục trặc kinh nguyệt tuổi dậy thì là do đâu?
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì ở bé gái phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Di truyền
- Chế độ dinh dưỡng
- Hoạt động thể chất…
Do vậy, sẽ có nhiều bé gái dậy thì sớm hơn độ tuổi trung bình là 8 – 13 tuổi. Tuy nhiên cũng không ít bé gái dậy thì muộn sau 16 tuổi mới có kinh nguyệt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do buồng trứng kém phát triển hoặc phát triển muộn, cơ thể thiếu dinh dưỡng, mắc bệnh tật.
Hầu hết các bé gái đều gặp phải những bất thường trong chu kì kinh nguyệt bởi vì chức năng buồng trứng chưa được hoàn thiện, mắc bệnh buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, hoặc do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không điều độ. Bình thường khoảng 2 năm thì vòng kinh của bạn gái sẽ dần ổn định, trừ những trường hợp mắc bệnh lý thì cần phải có biện pháp can thiệp để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.
3 biểu hiện rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở tuổi dậy thì
Dưới đây là 3 rắc rối liên quan đến kinh nguyệt bạn gái thường gặp ở độ tuổi này:
- Rong kinh
Thông thường, thời gian có kinh của thiếu nữ từ 3 đến 7 ngày, còn khi bị rong kinh ngày kinh sẽ kéo dài trên 7 ngày, máu kinh ra nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh liên tục. Tình trạng này lâu ngày sẽ gây nên hiện tượng thiếu máu, da xanh xao, chóng mặt…
Rong kinh lâu ngày không dứt
Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, thời gian có kinh nguyệt, bạn nên hạn chế làm việc nặng, tránh xa stress, căng thẳng và ăn uống điều độ để tránh rong kinh. Nếu hiện tượng này kéo dài trong nhiều tháng cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám bên trong cơ quan sinh sản xem có các vấn đề bất thường không để kịp thời điều trị.
- Vô kinh
Bạn gái quá 18 tuổi mà vẫn chưa có hành kinh gọi là vô kinh nguyên phát có thể do những trục trặc ở tuyến yên, buồng trứng không phát triển, rối loạn nhiễm sắc thể hoặc cơ quan sinh dục bất thường bẩm sinh. Ngoài ra, khoảng 3 – 6 tháng mới xuất hiện kinh nguyệt cũng là một dạng của vô kinh nguyên phát, cảnh báo nhiều căn bệnh trong bộ máy sinh sản.
Không có kinh nguyệt
Tất cả các trường hợp vô kinh đều phải được khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa y tế.
- Bế kinh
Thiếu nữ vẫn có kinh nguyệt, nhưng kinh tắc không thông thì được gọi là bế kinh. Nguyên nhân có thể do cơ quan sinh dục không phát triển một phần như: màng trinh không có lỗ, hoặc lỗ quá hẹp. Bạn gái mắc bế kinh thường có các triệu chứng: đau bụng vùng dưới gia tăng theo cường độ và kinh nguyệt ra rất ít do không thể thoát ra ngoài được. Lâu ngày huyết kinh ứ đọng sẽ dẫn tới viêm nhiễm trong buồng trứng và tử cung, có thể dẫn tới tắc vòi trứng gây nên tình trạng vô sinh – hiếm muộn.
Bế kinh gây đau bụng dữ dội trong ngày nguyệt san
Muốn điều trị bế kinh cần xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh. Nếu như do màng trinh quá dày, âm đạo không có vách ngăn cần thực hiện phẫu thuật.
Ở độ tuổi dậy thì cần chú ý theo dõi tình trạng kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng để phát hiện những bất thường và nhanh chóng điều trị kịp thời.
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...