Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
CÁCH KHẮC PHỤC RỐI LOẠN KINH NGUYỆT TUỔI DẬY THÌ
Hành kinh là biểu hiện đánh dấu người con gái đã bước sang tuổi dậy thì và có khả năng sinh sản. Tuy nhiên trong giai đoạn này, các bé gái lại hay gặp nhiều rắc rối về kinh nguyệt như tắc kinh, rong kinh, đau bụng kinh, thường gọi là rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì...Tình trạng này kéo dài rất có thể sẽ gây ra nhiều hiểm họa khôn lường nếu chúng ta chủ quan không tìm biện pháp xử trí sớm.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt bao gồm tất cả những hiện tượng như kinh nguyệt không đều, vô kinh, kinh nguyệt ra ít, rong kinh. Thiếu nữ trong độ tuổi từ 11- 15 tuổi sẽ bắt đầu dậy thì, vòng kinh bình thường khoảng 28-30 ngày. Thời gian hành kinh từ 3- 7 ngày. Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì sẽ có các biểu hiện như
Rong kinh
Quá trình hành kinh kéo dài hơn 7 ngày
Kinh nhiều
Lượng máu kinh ra hơn 60 mL trong cả kỳ kinh
Băng kinh
Lượng máu kinh ra rất nhiều, lớn hơn 150 mL trong thời gian vài ngày. Điều này có thể dẫn đến tình trạng choáng, xỉu vì mất máu nhiều
Vô kinh nguyên phát
Xảy ra ở những bạn nữ trên 18 tuổi nhưng vẫn chưa hành kinh
Vô kinh thứ phát
Quá 3 tháng vẫn chưa hành kinh nếu trước đó kinh đều và quá 6 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều.
Bế kinh
Là tình trạng máu kinh vẫn có nhưng màng trinh kín hoặc cổ tử cung bị dính nên máu kinh không chảy ra ngoài.
Kinh thưa
Vòng kinh dài trên 35 ngày
Kinh mau
Vòng kinh ngắn dưới 21 ngày
Thống kinh
Đau bụng nhiều khi hành kinh, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
Kinh sớm
Hiện tượng có kinh ở các bé gái trước 10 tuổi
Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Chú ý vệ sinh đúng cách trong những ngày đèn đỏ
- Vệ sinh vùng kín đúng cách
Khi bắt đầu dậy thì, các bé gái cần đặc biệt chú ý hơn đến việc vệ sinh vùng kín. Rửa bằng nước sạch hàng ngày hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh có pH gần với pH tự nhiên của vùng kín. Tuyệt đối không tự ý thụt rửa sâu vào âm đạo. Vào những ngày hành kinh, nên thay băng vệ sinh 4 tiếng một lần để tránh viêm nhiễm.
- Đối với những trường hợp vô kinh, kinh ít có thể do chế độ dinh dưỡng hoặc tâm lý căng thẳng. Cần có chế độ ăn phù hợp, giải tỏa tâm lý sẽ cải thiện được tình trạng này.
- Các trường hợp rong kinh, kinh ra quá nhiều, ra máu bất thường có thể là do nhiễm khuẩn, bất thường ở cổ tử cung, nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm tế bào học cổ tử cung, tầm soát ung thư để sớm có hướng xử trí.
- Trường hợp đau bụng kinh có thể cải thiện bằng cách chườm ấm bụng, uống nước nóng, sử dụng một số loại thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học. Ăn đủ chất, uống đủ nước, hạn chế sử dụng các chất kích thích, tăng cường tập thể dục thể thao, thay quần lót thường xuyên 1-2 lần/ ngày, lựa chọn loại phù hợp kích cỡ.
Tuy nhiên, cũng không cần quá lo lắng khi các bé gái bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì vì đây là tình trạng rất phổ biến, trong 1-2 năm đầu kinh nguyệt rối loạn có thể là bình thường.
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...