Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi

Nhọ nồi là cây thuốc mọc dại quanh vườn, thường được dân gian sử dụng để cầm máu vết thương và còn rất tốt trong điều trị rong kinh ở nữ giới.

Rong kinh là gì? Đây là một dạng của rối loạn kinh nguyệt, khi ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày. Kinh nguyệt kéo dài ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy nhược…

Cây nhọ nồi là vị thuốc dân gian, còn được gọi là cỏ mực, được áp dụng trong bài thuốc chữa rong kinh, cầm máu, đi tiểu ra máu, chữa bệnh trĩ… Cụ thể các bài thuốc được ứng dụng như thế nào?

nho-noi-chua-rong-kinh
Cỏ nhọ nồi

1.     Mô tả cây nhọ nồi

Nhọ nồi có tên khoa học là là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae, dân gian gọi là cỏ mực. Loại cây này thường mọc ở những nơi ẩm ướt, có hoa mọc thành đài. Trong Đông y, cỏ mực có tính lạnh, vị ngọt, chua, không độc, được dùng để cầm máu, dưỡng thận âm, thanh can nhiệt, xuất huyết nội tạng, chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, trị sưng tấy lở loét, mẩn ngứa.

Y học hiện đại cũng khẳng định tác dụng của nhọ nồi trong việc cầm máu ở tử cung, tăng cường chức năng tử cung, tuy nhiên cần chống chỉ định với phụ nữ mang thai do có thể gây sẩy thai.

2.     Bài thuốc chữa bệnh với nhọ nồi

Chị em có thể tham khảo các thang thuốc điều trị các bệnh bằng nhọ nồi như sau:

-         Bài thuốc trị rong kinh

Rất đơn giản, chị em chỉ cần dùng một nắm nhọ nồi tươi đem giã nát, lọc lấy nước cốt uống. Hoặc cũng có thể sắc thuốc chung với Trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ, uống ngày 2 – 3 lần. Uống liên tục khoảng 3 ngày sẽ giảm tức khắc triệu chứng của rong kinh.

nho-noi-chua-rong-kinh-1
Cỏ nhọ nồi giúp điều hòa ổn định kinh nguyệt

Ngoài bài thuốc điều trị rong kinh đơn giản trên, nhọ nồi còn được làm nguyên liệu trong các thang thuốc chữa nhiều bệnh phổ biến như:

-         Cầm máu vết thương

Dùng 1 nắm nhọ nồi tươi giã nhuyễn, đắp lên vết thương hoặc nhọ nồi khô đem tán thành bột mịn, rắc lên vết thương để cầm máu.

-         Trị chảy máu cam

Áp dụng thang thuốc: 25g nhọ nồi, kết hợp với 20g ngó sen đem sắc thuốc, chia đều làm 2 lần, đều đặn trong khoảng 20 ngày.

-         Trẻ bị tưa lưỡi

Dùng khoảng 4g nhọ nồi, 2g lá hẹ rửa sạch rồi xay nhuyễn hòa chung với mật ong chấm lên lưỡi, cứ khoảng 2 tiếng 1 lần sẽ giúp trẻ ăn ngon, ngăn ngừa lưỡi bám rêu trắng.

nho-noi-chua-tua-luoi
Cỏ nhọ nồi trị tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

-         Đại tiện có máu

Dùng nhọ nồi đem nướng cho khô, chín rồi đem tán bột. Mỗi lần uống khoảng 8g chung với nước cơm sẽ khỏi.

-        Tiểu ra máu

Kết hợp nhọ nồi chung với bông mã đề, giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt uống mỗi ngày 3 lần.

-        Chảy máu dạ dày

Dùng chung 50g nhọ nồi, 25g bạch cập, 4 quả đại táo, 15g cam thảo đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

-        Chữa râu tóc bạc sớm

Sau khi rửa sạch nhọ nồi, đem nấu cô đặc thành cao, rồi đổ thêm nước gừng, mật ong đun đến khi đặc dính thì bắc ra, đổ vào lọ. Mỗi lần dùng khoảng 2 thìa canh uống chung với nước sôi Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1- 2 thìa café uống chung với nước sôi hoặc rượu gạo đều được. Hoặc cũng có thể dùng khoảng 2kg nhọ nồi, ép lấy nước rồi trộn với bột trinh nữ đem viên tròn nhỏ như hạt đậu, mỗi lần uống 10g, uống khoảng 3 lần mỗi ngày chung với rượu gạo.  Cả hai bài thuốc đều có tác dụng bổ huyết, làm mọc tóc đen, bổ thận.

3.     Lưu ý khi dùng nhọ nồi chữa bệnh

Áp dụng nhọ nồi như vị thuốc chữa bệnh đòi hỏi chị em phải kiên trì, đều đặn thực hiện mỗi ngày. Đặc biệt trong trường hợp điều trị bệnh rong kinh, ngoài việc uống thuốc chị em cần chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, bổ sung thực phẩm giàu chất sắt đều ngăn ngừa thiếu máu. Ngoài ra, khi bệnh nặng và dùng nhọ nồi không thấy đỡ, chị em nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Tags: Điều Trị , Rối Loạn Kinh Nguyệt , Điều Hòa Kinh Nguyệt
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng