Đây là những thắc mắc về ngày “đèn đỏ” chị em nào cũng không nên bỏ qua

Trong ngày nguyệt san, cơ thể của chị em có rất nhiều biến đổi và không phải sự thay đổi nào cũng là dấu hiệu bình thường không đáng lo ngại.

90% chị em trong tuần “đèn đỏ” đều gặp nhiều rắc rối khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Liệu những dấu hiệu nào là nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản?

Dưới đây là những thắc mắc thường gặp của chị em về  ngày nguyệt san và giải đáp của các chuyên gia.

1. Tại sao "vùng kín" có mùi hôi khi "đến tháng"?

Theo các chuyên gia, hầu hết chị em đều gặp phải hiện tượng âm đạo mùi hôi khi có kinh nguyệt. Lí do là bởi máu kinh thoát ra ngoài, trộn lẫn vi khuẩn, không khí và mồ hôi dẫn tới “cô bé” có mùi hôi.

Muốn ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần nhớ thay băng vệ sinh thường xuyên khoảng 3 – 4 tiếng/ lần. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm pha muối để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi. Đồng thời cũng không nên sử dụng những hóa chất tẩy rửa gây hại cho vùng kín.

2. Tại sao trong những ngày đầu của "đèn đỏ", máu kinh thường có màu nâu?

Đây là những thắc mắc về ngày “đèn đỏ” chị em nào cũng không nên bỏ qua

Kinh nguyệt có màu nâu.

Bác sĩ khẳng định máu kinh màu nâu trong ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt là điều rất bình thường không đáng lo ngại. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do lượng máu cũ hoặc niêm mạc tử cung bong và tróc ra, bị ô xy hóa chuyển sang màu nâu.

3. Kinh nguyệt quá nhiều có đáng lo ngại không?

Kinh nguyệt quá nhiều, hơn 80ml hoặc khiến bạn phải thay băng vệ sinh liên tục khoảng 1 – 2 tiếng/ lần, cơ thể đau bụng, khó chịu, buồn nôn thì cần tới cơ sở y tế để thăm khám.
Trường hợp này bạn có thể phải đối mặt với bệnh u xơ tử cung hoặc các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa khác gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

4. Ngày "đèn đỏ" chỉ kéo dài 1 ngày thì có bình thường không?

Khi ngày nguyệt san đột ngột rút ngắn và tình trạng này kéo dài liên tục thì bạn cần đi khám ngay lập tức. Nguyên nhân có thể do bệnh tuyến giáp, nội tiết tố thay đổi, hoặc cũng do tổn thương ở buồng trứng.

Đây là những thắc mắc về ngày “đèn đỏ” chị em nào cũng không nên bỏ qua

Ngày nguyệt san quá ngắn.

Đặc biệt nếu ngày kinh nguyệt rút xuống quá ngắn so với bình thường có thể là một dấu hiệu của u xơ tử cung polyp, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)… và bắt buộc bạn phải đi khám để phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời.

5. Xuất hiện cục máu đông trong ngày “đèn đỏ” có sao không?

Hầu hết chị em đều gặp phải cục máu đông trong ngày nguyệt san. Đây có thể là do niêm mạc bong tróc gây nên hiện tượng này. Trường hợp cục máu đông nhỏ hoàn toàn không đáng lo ngại, nhưng nếu cục máu to, gây đau bụng dữ dội thì bạn cần phải tới bệnh viện để thăm khám và điều trị.

6. “Đèn đỏ” 2 lần/ tháng nguy hiểm không?

Có vô vàn lý do khiến chu kì kinh nguyệt của bạn thất thường, từ việc căng thẳng đầu óc đến các vấn đề về sức khỏe như bị bệnh PCOS, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, u xơ tử cung, hoặc béo phì…

Trường hợp kinh nguyệt xuất hiện 2 lần/ tháng liên tục nhiều chu kì thì chị em cần phải tới gặp bác sĩ ngay.

7. Đi ngoài phân lỏng trong những ngày có kinh nguyệt?

Thời điểm có kinh nguyệt khiến cơ thể sản xuất nhiều hormone prostaglandin gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến chuột rút và tác động đến ruột, làm mềm phân. Do vậy, chị em thường đi ngoài phân lỏng trong những ngày đầu của kì kinh nguyệt.

 

Tags: Rối Loạn Kinh Nguyệt
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng