Điều trị thống kinh theo y học cổ truyền

Ở phụ nữ, khi hành kinh tử cung sẽ co bóp để tống máu ra ngoài. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng đau quằn quại, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, Đông Y xếp vào chứng thống kinh. Hiện nay, điều trị thống kinh bằng liệu pháp y học cổ truyền đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Chị em cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra phương pháp giúp mình dễ chịu hơn trong những ngày đèn đỏ nhé.

ĐIỀU TRỊ THỐNG KINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Ở phụ nữ khi hành kinh, tử cung sẽ co bóp để tống máu ra ngoài, do đó sẽ có cảm giác khó chịu, tức phần bụng dưới, đau nhưng vẫn sinh hoạt làm việc bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp đau dữ dội vượt sức chịu đựng, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thì được xếp vào chứng thống kinh, hay gọi là đau bụng kinh. 

Dieu-tri-thong-kinh-theo-y-hoc-co-truyen

1. Nguyên nhân gây thống kinh

Đông y cho rằng, thống kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh, nhưng khi khí huyết suy kém hoặc ứ trệ sẽ làm kinh xuống không thông gây hiện tượng đau bụng (thống tắc bất thông).

2. Điều trị thống kinh theo y học cổ truyền

Lieu-phap-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hieu-qua-dau-bung-kinh

Tùy vào từng thể trên lâm sàng mà có các phương pháp điều trị hiệu quả.

- Đối với thống kinh do can khí uất trệ, huyết ra không thông 

Trước khi hành kinh hoặc khi đang hành kinh bụng dưới nặng, đau, lượng kinh có thể nhiều, có thể ít, màu kinh tía tối, có hòn cục, hai bầu vú căng trướng, mạch huyền.

Phép trị: lý khí hoạt huyết, giải uất chỉ thống.

- Đối với thống kinh do hàn ngưng tụ sinh đau bụng kinh 

Triệu chứng: bụng dưới lạnh đau dữ dội kinh ra hòn cục màu đen. 

Phép trị: hoạt huyết hóa ứ, hành khí giảm đau.

- Đối với thống kinh có kèm âm hư huyết nhiệt

Phép trị: điều lý can (gan) khí, hoạt huyết hóa ứ, dục âm lương huyết.

- Đối với thống kinh do khí trệ, huyết ứ lâu ngày sinh đau bụng kinh

Phép trị: Hoạt huyết tán ứ

Dau-bung-kinh

Một số bài thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả

  • Bài thuốc từ cây ích mẫu

Chuẩn bị: 10 – 30g ích mẫu, một ít củ gấu, củ nghệ đen và một nắm lá ngải cứu

Cách dùng thuốc: Tất cả các vị thuốc đem rửa sạch, cho vào ấm nấu sôi kỹ với 500ml nước. Rót ra uống dần khi thuốc còn ấm.

  • Bài thuốc từ lá ngải cứu

Chuẩn bị: 1 bó lá ngải cứu tươi, 200g muối hột

Cách dùng: Ngải cứu rửa sạch, để cho thật ráo nước. Sau đó cho ngải cứu vào chảo sao cùng với muối hột cho đến khi cả hai nóng lên. Bọc hỗn hợp vào một cái khăn chườm vào khu vực bụng đau sẽ thấy dễ chịu hơn.

  • Bài thuốc từ củ gừng tươi

Gừng mang đi xay nhỏ hoặc giã nát, lọc lấy nước. Sau đó đem pha với nước ấm, mật ong cho dễ uống hoặc thái lát ngậm sẽ giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Tóm lại, dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì Y học cổ truyền đều hướng đến phép trị chung là thông điều khí huyết, chỉ thống. Ngoài ra, để giảm đau bụng kinh trong những ngày đèn đỏ, chị em nên chú ý hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ăn có tính lạnh, nhiều dầu mỡ,..

Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại:

https://nuphukhang.com/kinh-nguyet/chua-roi-loan-kinh-nguyet-bang-gung-614.html

 

 

 

 
Tags: Đau Bụng Kinh
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng