Chữa đau bụng kinh với các vị thuốc đông y, an toàn và hiệu quả

Đau bụng kinh khi kỳ kinh nguyệt đến là một trong những hiện tượng phổ biến nhất ở chị em phụ nữ. Thực tế thì rất nhiều phương pháp đông tây y đã được đưa ra dành riêng cho sức khỏe kinh nguyệt ở nữ giới, tuy nhiên Nữ Phụ Khang xin một lần nữa khẳng định rằng các phương pháp đông y vẫn an toàn và hiệu quả hơn hết. Vấn đề chỉ là chúng ta đã vận dụng đúng cách hay chưa. Dưới đây là những chia sẻ hữu ích cho các bạn về chữa đau bụng kinh theo Đông y và nhớ là nên áp dụng luôn nhé!

Đau bụng kinh là gì?

Mỗi tháng khi đến ngày hành kinh, nữ giới thường xuất hiện các triệu chứng: buồn nôn, chóng mặt, chướng bụng, căng tức ngực… đặc biệt là đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh. Có người đau âm ỉ phần bụng dưới, nhưng có những người đau dữ dội, vật vã. Hiện tượng này cũng có thể lan rộng ra phần xương chậu, xuống đùi và phía 2 bên thắt lưng. Cơn đau có thể kéo dài từ mấy tiếng đến vài ngày gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của chị em phụ nữ.

Đau bụng kinh do đâu?

Theo y học hiện đại, đau bụng kinh có thể xuất phát từ những căn bệnh liên quan đến các cơ quan sinh sản của nữ giới như:

- Vị trí của tử cung không bình thường: Khi cấu tạo của tử cung ngả về phía trước hoặc bị quá lùi về phía sau sẽ khiến tử cung phải co bóp nhiều hơn gây đau bụng kinh.

- Tử cung co thắt không bình thường : Do một vài yếu tố mất cân bằng hormone sẽ khiến tử cung phải co thắt liên tục để đẩy máu ra ngoài dẫn đến những cơn đau bụng.

- Lạc nội mạc tử cung: Khi bị lạc nội mạc tử cung, nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu kinh sẽ tăng lên, hormone này tác động đến các cơ của tử cung gây đau bụng.

- Ống cổ tử cung quá hẹp:  Ống cổ tử cung hẹp sẽ cản trở quá trình lưu thông của máu kinh, khiến cơ tử cung phải làm việc mạnh mẽ hơn gây đau bụng.

dau-bung-kinh-la-gi

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh

Ngoài ra có thể do những nguyên nhân khác như:

-  Yếu tố nội tiết: đau bụng trong kì kinh nguyệt liên quan đến quá trình sản sinh hormone  progesterone và estrogen.

- Yếu tố tâm lý: Tâm lý căng thẳng, stress, áp lực công việc, gia đình… có thể dẫn đến đau bụng kì kinh nguyệt.

- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn giàu chất béo, giàu mỡ hoặc ăn kiêng đều có thể gây đau bụng.

Nhìn theo hướng khác, y học cổ truyền dựa trên căn nguyên mà chia các loại nguyên nhân gây nên những cơn đau như sau:

Đau bụng kinh nguyên phát: Đây là hiện tượng đau bụng trong kì kinh nguyệt. Khi lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra sẽ giải phóng hormone prostaglanding thúc đẩy các cơ ở tử cung co bóp đẩy máu ra ngoài. Tử cung khi co bóp quá mạnh sẽ gây nên hiện tượng đau bụng kinh, cấp độ âm ỉ hay dữ dội là do hormone này tiết ra nhiều hay ít.

Đau bụng kinh thứ phát: Cơn đau bụng có thể xuất hiện trước kì kinh, với thời gian kéo dài và mức độ đau dữ dội hơn đau bụng kinh nguyên phát. Hiện tượng này thường xảy ra đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh thứ phát là do một số bệnh phụ khoa như: viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…hoặc do những dị tật của tử cung, vị trí tử cung không bình thường, …

Theo y học cổ truyền, đau bụng trong kỳ dữ dội xuất phát từ việc khí huyết, âm dương trong cơ thể không được điều hòa dẫn đến huyết kinh ứ trệ gây nên bệnh. Cụ thể như sau:

+ Do thể khí trệ, huyết ứ: thực chất tâm lý bất an, không thư thái dẫn đến can khí uất trệ làm huyết ứ, gây đau, hoặc do hàn khí kết ở bào cung làm huyết không vận hành dẫn đến đau.

+ Do thể khí huyết hư: cơ thể suy yếu, khí huyết hư dẫn đến mạch xung – nhâm bị rối loạn gây đau.

Toàn tập về triệu chứng của đau bụng kinh:

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà triệu chứng của bệnh cũng phong phú:

- Đau bụng kinh do huyết hư: Đông y cho rằng biểu hiện của người bệnh thường đau bụng sau hành kinh đau bụng liên miên, lượng hành kinh ít, màu nhợt nhạt, sắc mặt trắng, úa vàng, môi nhợt nhạt, người gầy, chóng mặt, hoa mắt, luôn hồi hộp, lo lắng, ít ngủ, đại tiện táo bón, lưỡi không rêu, mạch trầm hư tế.

dau-bung-trong-ky-du-doi-xuat-phat-tu-khi-huyet-khong-duoc-dieu-hoa

Bắt mạch truy căn của đau bụng kinh

- Khi mắc thống kinh do thể khí trệ, huyết ứ: Bệnh nhân đau bụng trước và trong khi hành kinh, lượng kinh ít kèm theo tức ngực, trướng bụng, lưỡi có rêu trắng, mạch dài.

- Đau bụng do thể hư hàn: Sau khi hành kinh đau bụng liên miên, tay chân lạnh, lưng mỏi, lưỡi rêu trắng, mạch trầm bì.

- Đau bụng do huyết nhiệt: Đau bụng trước lúc hành kinh, kinh trước kì, lượng máu nhiều màu sắc đỏ hồng, mặt đỏ, miệng khô, mạch huyền sác.

Như vậy, theo quan điểm đông y, muốn điều trị tận gốc đau bụng kinh, kinh nguyệt rối loạn cần điều hòa khí trệ, nhuận khí, hành trệ để đầy lùi tình trạng huyết ứ, huyết hư.

Điều trị đau bụng kinh theo Đông y

Theo y học hiện đại, khi mắc đau bụng kinh người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc tránh thai để ức chế cơn co bóp của tử cung, làm giảm cơn đau ngay tại thời điểm hành kinh. Tuy nhiên, các loại thuốc này được bác sĩ khuyến cáo không sử dụng lâu dài, đồng thời gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn đến dạ dày, hệ thống tim mạch…đặc biệt là gây ảnh hưởng đến rối loạn chu kì kinh nguyệt.

Theo Y học cổ truyền, chị em có thể sử dụng các vị thuốc thảo dược uống thường xuyên mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm các cơn đau bụng rõ rệt mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào đến với cơ thể. Các bài thuốc trị đau bụng kinh đông y dưới đây không chỉ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh mà còn giúp bổ máu, khí huyết lưu thông:

1. Xích thược hay còn gọi là Mẫu Đơn Đỏ (Paeonia veitchii)

Trong bài thuốc trị đau bụng kinh theo Đông y đều có thành phần Xích Thược. Xích thược Vị chua đắng, tính hơi hàn qui kinh Can Tỳ, có sách ghi kinh Can, Tiểu tràng. Xích thược có tác dụng lương huyết, hoạt huyết, tán ứ, giải độc tiêu ung chỉ thống, phá các tích tụ, chữa các chứng huyết nhiệt, phát ban, huyết trệ kinh bế, thống kinh.

 

Xích thược 

Cách dùng: Chỉ nên dùng từ 10 – 30g xích thược mỗi ngày, sắc lên và uống ngày 2 – 3 lần. Lưu ý: Không sử dụng quá liều lượng. 

2. Đan sâm

Đan sâm còn được gọi là viểu đan sâm, vử đan sâm, huyết sâm, huyết căn, tử đan sâm… Cây đan sâm chỉ cao khoảng 30 -80 cm, thân màu đỏ có các gân dọc. Lá cây thuộc dạng lá kép, viền lá hình răng cưa, trên mặt lá xanh màu tro, có lông. Hoa thường mọc thành chùm, màu đỏ tím nhạt. Đan sâm có quả nhỏ, dài khoảng 3mm.

Trong đan sâm có các chất hóa học: nhóm ceton, tinh thể màu vàng cryprotanshinon, methy – stanshinon, acid latic, phenol và vitamin E. Các thành phần hóa học này giúp đan sâm hỗ trợ điều trị mất ngủ, kinh nguyệt không đều, mất kinh, bế kinh, đau khớp, mụn nhọt. Ngoài ra, đan sâm còn có tác dụng làm giãn động mạch vành, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim.

Dan-sam

Đan sâm giúp điều hòa chu kỳ hiệu quả ở chị em phụ nữ

Cách dùng: Để điều trị bệnh phụ khoa, kinh nguyệt không đều dùng 20 – 40g đan sâm, tán bột mịn mỗi lần 6 – 8g, mỗi ngày uống 2 lần. Có thể kết hợp uống đan sâm với rượu nóng hoặc mía đường làm tăng tác dụng của thuốc.

3. Hoàng Đằng (Fibraurea)

Hoàng đằng có vị đắng, tính hàn; tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi thấp, thông tiện

Chữa viêm âm đạo; bạch đới; và kết hợp với các vị thuốc đông y khác có trong bài thuốc điều trị đau bụng kinh 

Thành phần hoạt chất chủ yếu của hoàng đằng là palmatin

Palmatin cũng có khả năng kháng khuẩn, chống nấm, đặc biệt nấm gây viêm nhiễm âm đạo

 

Hoàng Đằng 

Cách dùng: Đối với chứng đau bụng kinh, có thể sử dụng đan sâm kết hợp với sinh địa, hồng hoa, ngưu tất, xuyên khung mỗi loại 6g, chỉ xác 8g, sài hồ, cam thảo 4g sắc lấy nước uống ngày 2 lần.

4. Hương phụ

Hương phụ còn có tên dân gian quen thuộc khác là cỏ gấu. Hương phụ thuộc loại cỏ lâu năm, cao 20 – 60 cm. Lá cây nhỏ, dài, giữa lưng có gân màu xanh, cứng và bóng. Cây còn có hoa màu xám nâu. Phần thuốc được sử dụng là thân rễ phơi, sấy khô của củ gấu.

Thành phần hóa học: Hương phụ có chứa nhiều tinh dầu vàng, axit béo, phenol, tinh bột. Hương phụ có rất nhiều tác dụng như: điều kinh, kháng viêm, giảm đau, giải nhiệt, cường tim, hạ huyết áp…

huong-phu

Hương Phụ hay còn gọi là cỏ gấu, cỏ cú

Cách dùng: Để điều trị bệnh đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt có thể dùng Hương phụ bào chế theo 4 cách khác nhau: ngâm muối, ngâm rượu, giấm, đồng tiện, sao tán bột hoàn ngày sử dụng 2 lần. Ngoài ra, dùng hương phụ, trần bì, ngải điệp mỗi thứ 12g,  nguyệt quý hoa 2 đóa sắc uống mỗi ngày 2 lần sẽ giảm đau bụng kinh rõ rệt.

5. Ngải cứu

Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, thuốc cứu, điềm ngải, kỳ ngải cứu, hoàng thảo…Đây là loại thảo dược sống lâu năm, cao khoảng 56 – 60cm, lá sẻ lông chim, có mùi thơm. Hoa mọc thành chùm.
Thành phần hóa học của ngải cứu gồm có các hoạt chất Folium, Ferneol,  Atermose, Cineol… Theo Y học cổ truyền, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt kéo dài, đau bụng do hành kinh, kháng khuẩn, cầm máu, băng huyết….

ngai-cuu

Ngải cứu quen thuộc là vị thuốc vô cùng quý

Cách dùng: Điều trị đau bụng kinh, bạn có thể sử dụng hương phụ, ngải cứu 500g đem đun sôi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 30ml trước khi ăn sáng và tối.

Việc sử dụng các vị thuốc thảo dược đem lại hiệu quả cao, lâu dài và an toàn nhưng có nhược điểm là tốn thời gian bào chế. Sự phát triển của khoa học hiện đại đã bào chế các vị thuốc này thành sản phẩm tiện dụng có nguồn gốc thảo dược. Một trong số đó hiệu quả cao trong điều trị đau bụng, rối loạn kinh nguyệt là sản phẩm Nữ phụ khang.

Giải pháp giảm đau bụng kinh an toàn với Nữ Phụ Khang 

Nữ Phụ Khang hội tụ đầy đủ những thảo dược giảm đau bụng kinh, điều kinh hiệu quả: Một trong những phương pháp cải thiện chứng đau bụng kinh hiệu quả và an toàn là sử dụng sản phẩm thảo dược có các thành phần: Đan Sâm, Xích Thược, Bồ Công Anh, Hoàng Đằng, Thương Nhĩ Tử,... Viên uống Nữ phụ khang là một sản phẩm bao gồm các thành phần nói trên, được bào chế dưới dạng viên nang tiện dùng. 

Sản phẩm nữ phụ khang giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả cho chị em phụ nữ

Thành phần của Nữ Phụ Khang 

Cơ chế tác dụng giúp giảm đau bụng kinh 

Cơ chế của Nữ Phụ Khang 

Chia sẻ của khách hàng khi sử dụng Nữ Phụ Khang để giảm đau bụng kinh lâu năm. 

Bạn Thu Minh tiền sử đau bụng kinh dữ dội nhiều năm trời, đã sử dụng đủ liệu trình và cải thiện nhanh chóng tình trạng đau của mình. 

Cảm nhận của khách hàng có tiền sử đau bụng kinh nhiều năm 

Bạn Vương Hạ bị mất kinh, sau khi sử dụng Nữ Phụ Khang đã ổn định lại tình trạng kinh nguyệt 

Bạn Mai Anh bị rối loạn kinh nguyệt, khí hư 

Bạn M bị mất kinh, sau khi sử dụng Nữ Phụ Khang đã đều kinh.

Còn rất nhiều những phản hồi tự chị em, mà chúng tôi chỉ xin phép đề cập một ít. Hiệu quả về phương pháp điều trị đau bụng kinh theo Đông y đã được chính các chị em kiểm chứng và đánh giá tốt, hy vọng bạn đã tìm được giải pháp cho mình là Nữ Phụ Khang. 

Nữ Phụ Khang thành phần hoàn toàn thiên nhiên, hội tụ đầy đủ các vị thuốc quý. Kế thừa và phát huy từ bài thuốc Đông y gia truyền nổi tiếng, Nữ Phụ Khang xứng đáng là người bạn đồng hành của chị em, đẩy lùi những cơn đau bụng kinh quằn quại, dữ dội. Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng, lưu thông khí huyết; hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn của phụ nữ trước, trong và sau kỳ kinh như: đau vùng bụng dưới, đau chướng ngực, đau lưng, đau bụng kinh; giúp điều hòa kinh nguyệt, không đều, rong kinh. Kết hợp dùng Nữ Phụ Khang, chị em cũng cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì ngày hành kinh chẳng còn gì đáng sợ.

Nếu chị em cần tư vấn thêm hãy điện ngay tới hotline: 0982.91.55.53. 

Để đặt hàng vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô phía dưới. 

Chúc chị em nhiều sức khỏe và xinh đẹp!

Tags: Triệu Chứng , Điều Trị , Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung , Viêm Cổ Tử Cung , Đau Bụng Kinh , Nguyên Nhân
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng