Hiểm hoạ khôn lường từ việc chủ quan với màu sắc kinh nguyệt

Khi màu sắc kinh nguyệt bất thường xuất hiện như kinh nguyệt có màu đen, hồng nhạt, cam,...cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc một số bênh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.

NHỮNG HIỂM HỌA KHÔN LƯỜNG TỪ VIỆC CHỦ QUAN VỚI MÀU SẮC KINH NGUYỆT

Kinh nguyệt là sinh lý bình thường mỗi tháng của phụ nữ. Nhiều người quan tâm đến số lượng, chu kỳ mà bỏ qua yếu tố màu sắc kinh nguyệt. Màu sắc kinh nguyệt thay đổi phản ánh sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Cùng tìm hiểu bài viết sau để có thêm thông tin bạn nhé.

Hiem-hoa-khon-luong-tu-viec-chu-quan-voi-mau-sac-kinh-nguyet

1. Kinh nguyệt bình thường có màu gì?

Bước vào độ tuổi dậy thì, lớp niêm mạc tử cung bong tróc dẫn đến chảy máu ở âm đạo, đây chính là hiện tượng hành kinh. Ở người khoẻ mạnh, kinh nguyệt sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm giống quả dâu tây. 

2. Kinh nguyệt màu đen - nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, bất thường trong cấu trúc tử cung

Nếu bạn đang gặp tình trạng kinh nguyệt ra có màu đen, thậm chí có mùi khó chịu, rất có thể bạn đang mắc một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, polype buồng tử cung,...

Ngoài ra, sự bất thường trong cấu trúc tử cung như tử cung bị gập cũng là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt khó lưu thông, ứ lại hoặc có màu đen.

3. Kinh nguyệt màu hồng nhạt - tiềm ẩn nguy cơ loãng xương

Kinh nguyệt được điều tiết bởi hệ thống hooc-môn của cơ thể, trong đó quan trọng nhất là estrogen. Khi nồng độ estrogen hạ xuống mức thấp hơn cho phép, màu sắc kinh nguyệt sẽ thay đổi, chuyển sang hồng nhạt. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến chứng loãng xương, gia tăng nguy cơ gãy xương,..

4. Kinh nguyệt có màu trong nhạt- cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng

Ở những người có cơ thể thiếu chất, suy dinh dưỡng, kinh nguyệt sẽ có màu nhạt trong gần như nước. Người bệnh cần bổ sung ăn uống đủ chất để sớm trở lại bình thường.

5. Kinh nguyệt màu cam - Nguy cơ nhiễm trùng đường sinh dục

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng kinh nguyệt có màu cam, kèm theo đó là đau vùng bụng dưới, nguy cơ bạn nhiễm trùng đường sinh dục là rất cao. Hậu quả của nhiễm trùng sinh dục không được chữa trị có thể dẫn đến vô sinh, thai ngoài tử cung,..

6. Một số bài thuốc bổ huyết tốt cho kinh nguyệt

Theo đông y, thuốc bổ huyết là loại thuốc dùng để bồi bổ, nuôi dưỡng và tái sinh cho phần huyết bị hư yếu. Một số bài thuốc kinh điển điều trị hiệu quả huyết hư như:

  • Tứ vật thang

  • Bổ can thang

  • Đương quy bổ huyết thang

Trong đó, bài Tứ vật thang được xem là bài thuốc đầu tay trong bổ huyết, để thêm tác dụng hoạt huyết, điều kinh, người ta giam thêm hai vị đào-nhân, hồng- hoa tạo thành bài Tứ vật đào hồng thang chuyên trị rối loạn kinh nguyệt.

Cuối cùng, chị em cần quan tâm đến màu sắc kinh nguyệt của bản thân để kịp thời có hướng xử trí phù hợp, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

Tags: Điều Hòa Kinh Nguyệt
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng