Khí hư lẫn máu giữa chu kì: Nguyên nhân là do đâu?

Một trong những biểu hiện của rối loạn nội tiết tố là khí hư lẫn máu giữa chu kì. Tình trạng này có thể đi kèm với các biểu hiện khác như đau bụng, vùng kín ngứa rát, mùi hôi. Hãy cùng Nữ Phụ Khang tìm hiểu thêm về những nguyên nhân dẫn đến khí hư lẫn máu giữa chu kì dưới đây nhé!

Bài viết liên quan:

5 cách chữa khí hư ra nhiều, có mùi hôi triệt để nhất tại nhà

Khí hư màu vàng: Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe

Khí hư màu trắng đục là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân khiến khí hư lẫn máu giữa chu kỳ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khí hư lẫn máu giữa chu kì kinh nguyệt. Khi gặp phải triệu chứng này bạn cần chú ý xem có biểu hiện gì bất thường để nhận biết chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời: 

1. Do kinh nguyệt không đều

Chu kì kinh nguyệt của chị em bị rối loạn hoặc rong kinh có thể khiến khí hư có lẫn máu. Rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt do rất nhiều yếu tố hình thành như: rối loạn nội tiết, viêm nhiễm phụ khoa hoặc có thể do chế độ sinh hoạt, sống không lành mạnh... gây nên. Chị em nên chú ý xem khí hư có lẫn nhiều máu không, có kèm theo đau bụng, đau lưng không để đi khám sớm.

2. Do rối loạn nội tiết tố

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố có thể xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc do căng thẳng, stress kéo dài, do tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là thuốc tránh thai... có thể khiến chị em nhận thấy khí hư có lẫn máu giữa chu kỳ.

3. Biểu hiện của viêm nhiễm ở âm đạo hoặc tử cung

khi-hu-lan-mau-giua-chu-ki-2

Viêm nhiễm âm đạo do nấm

Chị em mắc các bệnh lý như:  viêm tử cung, viêm âm đạo,… có thể nhận thấy dấu hiệu điển hình là khí hư bất thường, có lẫn máu giữa chu kì kèm theo ngứa vùng kín, đau rát âm đạo.

Viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm âm đạo có thể do vi khuẩn, nấm men hay trùng Trichomonas gây nên. Chị em sinh hoạt tình dụng không lành mạnh, vệ sinh vùng kín không đúng cách, thụt rửa âm đạo bằng dung dịch vệ sinh có nhiều hóa chất tẩy rửa... đều là những thói quen hàng đầu dẫn đến viêm âm đạo. Ngoài biểu hiện khí hư có lẫn máu, chị em còn nhận thấy khí hư màu trắng đục hoặc vàng, xanh, vón cục, đặc như bã đậu hoặc loãng như nước, có mùi hôi, tanh khó chịu.

4. Khí hư lẫn máu do lạc nội mạc tử cung

Bệnh lạc nội mạc tử cung hình thành do nội mạc tử cung di chuyển đến các vị trí khác, dẫn đến dấu hiệu điển hình là đau bụng kinh dữ dội, thậm chí khí hư có lẫn máu giữa chu kì. Đây là bệnh lý cần phải được can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

5. Khí hư lẫn máu do viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là căn bệnh viêm nhiễm thường gặp khi lộ tuyến cổ tử cung lộn ra ngoài. Lộ tuyến cổ tử cung có nhiều khí hư giúp bôi trơn cổ tử cung, nhưng khi đột ngột lộn ra ngoài sẽ dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm. Dấu hiệu nhận biết bệnh là tiết dịch âm đạo ra nhiều, dạng bọt, loãng, màu trắng hoặc xanh, mùi hôi... Thậm chí, nếu bị nặng chị em còn nhận thấy khí hư cõ lẫn máu giữa chu kì hoặc ra máu khi quan hệ tình dục.

6. Khí hư lẫn máu do polyp cổ tử cung

khi-hu-lan-mau-giua-chu-ki-1

Polyp tử cung gây khí hư lẫn máu

Polyp cổ tử cung là do mô đệm cổ tử cung phát triển từ mô đệm tử cung hoặc sẹo phát triển bên trong tử cung. Polyp có thể hình thành sẹo gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con của chị em. Bạn có thể nhận thấy khí hư ra nhiều, màu vàng, mùi hôi hoặc lẫn máu.

7. Cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Chị em có thể nhận thấy tình trạng khí hư lẫn máu, mùi hôi tanh, đau bụng dưới, mệt mỏi, sút cân không rõ lí do thì cần phải được thăm khám ngay. Ung thư cổ tử cung cần được phát hiện sớm để điều trị tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Phải làm gì khi bị khí hư lẫn máu giữa chu kì

Như vậy, khí hư lẫn máu giữa chu kỳ là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, bạn nên chú ý đến các biểu hiện lạ như: màu trắng đục, vàng, xanh, mùi hôi tanh... cần phải đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Để hạn chế tình trạng khí hư bất thường ra nhiều, chị em cũng cần nhớ:

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng lành mạnh, không sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng.

- Giữ tâm trạng ổn định, không stress, căng thẳng.

- Giữ gìn vệ sinh vùng kín, không thụt rửa âm đạo, không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ làm thay đổi môi trường PH trong âm đạo.

- Vệ sinh vùng kín sau khi đi vệ sinh và thay băng vệ sinh thường xuyên khoảng 3 – 4 tiếng/ lần trong kì kinh nguyệt. 

- Mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mát.

- Quan hệ tình dục lành mạnh.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng khí hư lẫn máu giữa chu kỳ. Nếu bạn còn băn khoăn về sức khỏe sinh sản và kinh nguyệt hãy liên hệ tới hotline: 1800.08. 8857 để được tư vấn hỗ trợ.

Tags: Rối Loạn Kinh Nguyệt , Khí Hư , Điều Hòa Kinh Nguyệt
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng