Kiến thức tổng hợp về kinh nguyệt
Rất nhiều bạn nữ khi bước vào tuổi dậy thì thắc mắc tại sao lại có máu trong ngày hành kinh? Tại sao lại đau bụng trong những ngày này? Tất tần tật những điều cơ bản về kinh nguyệt, chị em có thể tìm hiểu dưới bài viết sau.
Tại sao lại có kinh nguyệt?
Kinh nguyệt là tên gọi của sự ra máu theo chu kì, mỗi tháng 1 lần ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Kinh nguyệt là tên gọi chung cho chu kì kinh, ngày rụng trứng và ngày hành kinh.
Đối với phụ nữ sức khỏe ổn định, mỗi tháng sẽ có trung bình 1 – 2 quả trứng chín và rụng. Vào đến thời điểm rụng trứng, cơ thể sẽ sản xuất các lượng hormone estrogen tăng cao, làm lớp lót tử cung dày lên và giúp trứng cùng tinh trùng có cơ hội gặp nhau. Nếu như trứng và tinh trùng được thụ tinh thì sẽ tạo thành phôi di chuyển xuống tử cung để nuôi dưỡng thai nhi. Nhưng nếu hiện tượng này không xảy ra thì lớp nội mạc tử cung sẽ teo lại và bong tróc ra. Dưới sự co bóp của tử cung, các mạch máu nuôi dưỡng nội mạc bị đứt sẽ được đào thải ra ngoài cùng với trứng và nội mạc tử cung sẽ tạo thành máu kinh.
Cơ chế hoạt động của chu kì kinh nguyệt như thế nào?
Một chu kì kinh nguyệt bao gồm 4 giai đoạn rõ rệt. Bao gồm:
- Giai đoạn nang noãn
Giai đoạn mở đầu này lượng hormon estrogen sẽ liên tục tăng, kích thích sự phát triển của lớp nội mạc tử cung và số lượng mạch máu nuôi dưỡng nội mạc. Bên cạnh đó, 1 noãn (còn gọi là trứng) ở buồng trứng cũng đạt đến mức cực đại và được phóng ra.
- Giai đoạn phóng noãn
Noãn phát triển đến mức trưởng thành và chín sẽ được buồng trứng phóng ra ngoài, rồi tiếp tục di chuyển khu vực của vòi trứng để tiến về phía tử cung. Kết thúc giai đoạn 2, lượng hormone estrogen bắt đầu suy giảm trở lại.Từ khi noãn được phóng ra, lượng hormon estrogen bắt đầu giảm dần trong cơ thể nữ.
- Giai đoạn hoàng thể (tiết hormone progesterone)
Trong thời gian này, phần vỏ của nang noãn sau khi đã phóng noãn (còn gọi là thể vàng) sẽ tiết ra hormone progesterone có chức năng chuẩn bị cho tử cung môi trường để trứng sau khi đã được thụ tinh tiến vào làm tổ. Hormone này sẽ khiến tử cung ứ máu, phát triển mô nhưng nếu noãn không được thụ tinh thì progesterone cũng tự suy giảm.
- Giai đoạn hành kinh
Khi noãn không được thụ tinh sẽ tự vỡ, kết hợp với lớp nội mạc tử cung bong tróc sẽ tạo thành máu kinh, di chuyển qua cổ tử cung và âm đạo để thoát ra ngoài.
Thông thường, chu kì kinh sẽ kéo dài khoảng 22 – 35 ngày. Đối với bạn gái tuổi dậy thì khi chức năng buồng trứng còn chưa phát triển hoàn thiện, vòng kinh sẽ khoảng 21 – 45 ngày. Đa số phụ nữ khỏe mạnh sẽ có chu kì kinh khoảng 28 – 30 ngày.
Độ tuổi bắt đầu có kinh nguyệt
Trước khi, bạn gái bước vào tuổi 15 – 18 mới bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Ngày nay, do sự tác động của thực phẩm, chế độ ăn uống, sinh hoạt, khiến trẻ em có thể dậy thì sớm hơn, bắt đầu từ những năm 11 – 12 tuổi.
Ngày hành kinh kéo dài bao lâu?
Về ngày có kinh nguyệt (còn gọi là ngày hành kinh, ngày nguyệt san hoặc “đèn đỏ”), sẽ kéo dài trong khoảng tử 2 đến 7 ngày, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Mỗi lần hành kinh mất bao nhiêu máu?
Lượng máu trung bình chị em mất đi trong ngày nguyệt san có thể dao động từ 20ml – 70ml. Và trên thực tế, trong máu kinh chỉ chứa khoảng 20% là máu, còn lại là chất nhẩy ở tử cung, âm đạo và các mô nội mạc tử cung vỡ ra.
Hiện tượng đau bụng kinh ở nữ giới
Thống kê cho thấy 95% phụ nữ gặp phải các vấn đề: đau tức bụng dưới, đau vùng thắt lưng… trong những ngày hành kinh, còn lại 5% chị em sẽ thấy đau bụng dữ dội và không thể làm được gì. Nguyên nhân gây đau là do tử cung phải co thắt nhiều hơn để đẩy máu kinh ra ngoài. Hiện tượng đau quặn thắt có thể do nhiều căn bệnh ở tử cung như lạc nội mạc tử cung, u xơ …
Đau bụng trong kỳ đèn đỏ
Muốn giảm đau bụng kinh, chị em có thể chườm nước ấm, dùng gừng đắp lên bụng, vận động cơ thể nhẹ nhàng và tránh ăn các đồ lạnh, thực phẩm cay, nóng, ngủ đủ giấc…
Vệ sinh trong ngày hành kinh như thế nào?
Thời kỳ nguyệt san là những ngày vùng âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, rất nhạy cảm với vi khuẩn, vi trùng gây viêm nhiễm. Vì vậy, chị em cần chú ý:
- Thay băng vệ sinh khoảng 3 – 4 tiếng/ lần. Cần thường xuyên rửa vùng kín bằng nước ấm để khu vực này khô thoáng, sạch sẽ.
- Không thụt rửa vào bên trong âm đạo.
- Tắm rửa bằng vòi hoa sen là phương pháp thích hợp nhất để cơ thể thư giãn và giảm viêm nhiễm.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, những ngày có kinh nguyệt, chị em nên kết hợp chế độ nghỉ ngơi, lao động nhẹ và không thức khuya để cơ thể khỏe mạnh. Khi gặp những bất thường về chu kì kinh, đau bụng kinh, lượng máu kinh… chị em cần tới các phòng khám phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân và chữa trị kịp thời
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...