Nhận biết 5 dấu hiệu kinh nguyệt bất thường ở tuổi dậy thì

Như thế nào là kinh nguyệt bất thường ở tuổi dậy thì? Hẳn không ít phụ huynh và các bé gái trong độ tuổi dậy thì đều đang thắc mắc về vấn đề này. Hãy để bác sĩ sản phụ khoa tư vấn cho bạn cách nhận biết 5 dấu hiệu kinh nguyệt rối loạn ở độ tuổi này để sớm thăm khám và có biện pháp điều trị.

Xem thêm:

3 yếu tố gây xoắn buồng trứng - tăng nguy cơ gây vô sinh ở nữ giới 

Vì sao chữa viêm nhiễm phụ khoa ưu tiên dùng thảo dược

1. Chảy máu kinh nguyệt nhiều

Độ tuổi dậy thì ở bé gái Việt Nam đang là 9 – 14 tuổi. Đây là giai đoạn buồng trứng và tử cung mới hoạt động nên bé gái thường có nhiều biểu hiện bất thường kinh nguyệt. 

Tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng là dấu hiệu bất thường rất phổ biến ở bé gái tuổi dậy thì. Lượng máu có thể ra nhiều khiến ngày “đèn đỏ” cũng kéo dài hơn 7 ngày.

Bình thường, lượng máu kinh nguyệt mất đi chỉ dao động trong khoảng từ 50ml -80ml. Tuy nhiên, nếu bị chảy máu nhiều khiến trẻ mệt mỏi, xanh xao dẫn đến làm gián đoạn việc học tập, sinh hoạt của bé gái.

Hiện tượng chảy máu kinh nguyệt nặng thường do các nguyên nhân như: mất cân bằng nội tiết tố chủ yếu gặp ở trẻ dậy thì. Ngoài ra, chị em trong độ tuổi sinh sản cũng có thể bị chảy máu nặng do bệnh lý polyp tử cung, u xơ tử cung, ung thư, bệnh về tuyến giáp, gan, thận, nhiễm trùng tử cung... gây nên.

dau-hieu-nhan-biet-roi-loan-kinh-nguyet-tuoi-day-thi-3

Tổng hợp nguyên nhân gây máu kinh ra nhiều

2. Không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Vô kinh là bệnh lý khi trẻ đến tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt, hoặc đột ngột mất kinh trong vài tháng. Vô kinh được chia làm vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát như sau:

- Vô kinh nguyên phát:

Trẻ trong độ tuổi dậy thì chủ yếu gặp phải vấn đề liên quan đến hormone nội tiết tố do những vẫn đề như: tuyến yên chậm phát triển, bất thường ở buồng trứng, tử cung.

-  Vô kinh thứ phát:

Với riêng trẻ trong độ tuổi dậy thì chủ yếu do nồng độ estrogen thất thường, biến đổi do stress, căng thẳng hoặc do lao động quá sức, ăn uống không lành mạnh.

3. Đau bụng kinh dữ dội

Thêm một dấu hiệu kinh nguyệt bất thường ở độ tuổi dậy thì là đau bụng kinh dữ dội. Trẻ mới có kinh nguyệt có thể bị đau bụng dưới nhiều, dai dẳng trong ngày kinh nguyệt. Đau bụng kinh có thể dẫn đến các triệu chứng khác như: đau vùng thắt lưng, tiêu chảy, mệt mỏi, nhức đầu. 

Nguyên nhân gây đau bụng kinh ở tuổi dậy thì chủ yếu do tử cung co bóp bất thường dẫn đến đau bụng kinh. Bé gái có thể mắc viêm nhiễm phụ khoa, hoặc tổn thương ở cổ tử cung, tử cung dẫn đến đau bụng dữ dội. Ngoài ra, một số bệnh lý thường gặp ở tuổi dậy thì như lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang... cũng khiến bạn bị đau bụng kinh.

dau-hieu-nhan-biet-roi-loan-kinh-nguyet-tuoi-day-thi-2

Một số nguyên nhân chính gây đau bụng kinh

4. Khó chịu vì hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt có rất nhiều biểu hiện như: tâm lý bất ổn (lo lắng, trầm cảm), đầy hơi, chướng bụng, sưng chân tay, mụn trứng cá, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... Những triệu chứng này có thể hình thành khoảng 1 tuần trước khi có kinh nguyệt và biến mất sau khi kì kinh bắt đầu.

Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ hormone thay đổi khiến não bộ sản sinh serotonin – chất ảnh hưởng đến tâm trạng và gây nên nhiều triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Bạn có thể giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt bằng cách tập thể dục mỗi ngày 3 – 5 lần, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn nhiều ngũ cốc, rau xanh, giảm lượng đường, muối và nói không với các chất kích thích. Trẻ tuổi dậy thì cũng đang ở giai đoạn “nhạy cảm” của tâm lý, dễ stress, căng thẳng nên cần được chia sẻ áp lực học hành và gia đình nhiều hơn. Đây cũng là cách tốt để cân bằng hormone nội tiết.

5. Rong kinh: Biểu hiện kinh nguyệt bất thường

Đa số trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì đều ít nhất 1 lần phải đối mặt với triệu chứng rong kinh. Rong kinh kéo dài dẫn đến thiếu máu cấp, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và vận động của bé gái.

Nguyên nhân dẫn đến rong kinh ở tuổi dậy thì chủ yếu do rối loạn nội tiết tố. Tuổi dậy thì các cơ quan sinh sản đều đang trong quá trình hoàn thiện nên bé gái có thể phải đối mặt với rong kinh trong thời gian dài.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan, tốt nhất nên đi thăm khám để phát hiện sớm các bệnh lý bất thường và điều trị kịp thời.

Phải làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì?

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì:

- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh: Bé gái đang trong độ tuổi phát triển chiều cao và tâm sinh lý nên cần tăng cường các thực phẩm có lợi cho sức khỏe của trẻ như: nhóm rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu canxi, các loại hạt, đậu nành giúp cân bằng nội tiết tố. Bạn nên hạn chế ăn đường ngọt, đồ nhiều muối mặn, và thực phẩm chế biến sẵn có hại cho sức khỏe.

- Không sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá.

- Giữ tâm trạng thoải mái, không stress, căng thẳng.

- Tập thể dục thể thao thường xuyên.

- Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa bên trong âm đạo, vệ sinh hàng ngày bằng nước ấm, không nên sử dụng các hóa chất dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy rửa.

Nữ Phụ Khang – Đồng hành cùng bạn gái tuổi dậy thì

 

dau-hieu-nhan-biet-roi-loan-kinh-nguyet-tuoi-day-thi-1

Sản phẩm Nữ Phụ Khang 

Nữ Phụ Khang là sản phẩm của công ty Dược Phẩm Khang Linh, được các dược sĩ nghiên cứu dựa trên bài thuốc cổ truyền “Đào hồng tứ vật thang” được xem là một trong những bài thuốc bổ huyết, trị rối loạn kinh nguyệt hàng đầu trong Đông y.

Nữ Phụ Khang là sự kết hợp liều lượng các dược liệu quý cho sức khỏe sinh sản nữ giới như: Đan sâm, Xuyên khung, Hoàng đằng, Hương phụ, Bạch thược, Đương quy... gia giảm thêm Hồng hoa, Xà sàng tử giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, khí hư bạch đới.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng 95% độ tuổi dậy thì đều gặp phải với nhiều cấp độ khác nhau. Hãy liên lạc với Nữ Phụ Khang qua hotline: 1800.08.88.57 để được dược sĩ tư vấn hỗ trợ thêm cho bạn nhé!

Tags: Chu Kỳ Kinh Nguyệt , Điều Hòa Kinh Nguyệt , Rong kinh
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng