Nhận biết rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh
Khi bắt đầu độ tuổi tiền mãn kinh, chức năng buồng trứng có biểu hiện suy giảm rõ rệt, hormone estrogen và progesterone bị rối loạn, gây nên hiện tượng rụng trứng thất thường làm hình thành rối loạn kinh nguyệt.
Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi này.
1. Rong kinh
Rong kinh là tình trạng chị em có kì kinh nguyệt lớn hơn 7 ngày, đồng thời lượng máu cũng nhiều hơn (khoảng 80ml) so với bình thường. Điều này khiến chị em phải thay băng vệ sinh liên tục nhiều lần trong ngày, mất máu nhiều dẫn tới thiếu máu, da xanh, đau đầu, chóng mặt…
Rong kinh nhiều ngày (Ảnh minh họa).
Nguyên nhân dẫn đến rong kinh không chỉ là do mất cân bằng hormone mà có thể do căn bệnh u xơ tử cung thường gặp ở chị em 35 – 50 tuổi, vì vậy chị em cần gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
2. Vô kinh
Không có kinh nguyệt.
Vô kinh hay mất kinh đột ngột là trường hợp chị em không có kinh nguyệt. Hiện tượng này thường do buồng trứng không thực hiện chức năng phóng noãn, trứng không rụng, do vậy chị em sẽ không có kinh, hoặc mất kinh thất thường.
3. Đau bụng kinh dữ dội
Đau bụng kinh dữ dội.
Đau bụng kinh là trường hợp chị em nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, ở tuổi tiền mãn kinh, đau bụng khó chịu với cường độ cao khiến chị em đứng ngồi không yên là dấu hiệu thường gặp.
4. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Ở tuổi tiền mãn kinh do buồng trứng và nội tiết có biểu hiện rối loạn, vì vậy nang noãng và thời điểm rụng trứng cũng bất thường, dẫn tới kì kinh không thể đều đặn như trước. Chị em thường gặp phải chu kì kinh thưa, lên tới 35 ngày hoặc 2 – 3 tháng mới có một lần.
Phải làm sao để khắc phục rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh?
Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ dành cho chị em đang phải đối mặt với hội chứng tiền mãn kinh:
- Sử dụng liệu pháp hormon thay thế: Phương pháp này thường được sử dụng cho chị em mãn kinh sớm (trước 40 tuổi).
- Thiết lập chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, dành nhiều thời gian thư giãn để cơ thể tránh căng thẳng.
- Duy trì thói quen tập thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu của tiền mãn kinh.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi, axit béo như: dầu cá, vừng, óc chó, đậu nành, hạt hướng dương, cá biển, rong biển, đậu nành, các loại rau quả họ đậu,…
- Tránh xa chất kích thích.
Đặc biệt, chị em cũng nên duy trì thói quen khám phụ khoa định kì, nhất là ở phụ nữ có các dấu hiệu nguy hiểm như: ra máu kéo dài, đau bụng, dịch tiết có mùi khó chịu để được điều trị kịp thời.
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...