Làm sao để đối phó với rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh?

Kinh nguyệt sau khi sinh là vấn đề thắc mắc của rất nhiều phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt khiến sản phụ lo lắng, sợ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai lần sau.

Hầu hết các chị em đều có chung các câu hỏi: kinh nguyệt sau khi sinh bao lâu sẽ trở lại? Những nguyên nhân nào khiến chu kỳ bất thường sau khi có con? Những biểu hiện nào báo hiệu rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm sau khi làm mẹ? Nội dung của bài viết dưới đây sẽ trả lời những thắc mắc đó.

1.     Hiểu đúng về kinh nguyệt sau sinh

Sau khi sinh con, hormon của người mẹ thay đổi dẫn đến thay đổi về  chưa đi vào ổn định.

Thời gian nguyệt san trở lại: Theo các chuyên gia, đối với các chị em không cho con bú, kinh nguyệt sau sinh sẽ trở lại trong khoảng tuần thứ 8 – 12. Còn riêng đối với người mẹ cho con bú, có thể từ 1 – 2 năm mới quay lại. Thực chất, yếu tố quyết định thời gian dài hay ngắn người mẹ trở lại bình thường là do cơ địa của mỗi người và việc mẹ có cho con bú hay không.

thoi-gian-nguyet-san-tro-lai-tuy-thuoc-co-dia-moi-phu-nu

Thời gian nguyệt san trở lại tùy thuộc cơ địa mỗi phụ nữ

Chu kì sau khi sinh: Hầu hết các sản phụ sau khi sinh con đều có sự thay đổi về chu kì kinh nguyệt, một số người hoàn toàn khác với trước khi có bầu. Trước đó, kinh nguyệt có thể đều đặn, nhưng sinh con xong, chu kì có thể rất ngắn hoặc rất dài, thời gian hành kinh cũng ngắn hơn hoặc dài hơn, thậm chí kèm theo biểu hiện đau bụng mỗi khi đến ngày “đèn đỏ”. Sự biến đổi này có thể kéo dài suốt trong thời gian nuôi con.

Lượng máu kinh sau khi sinh: Phần lớn kinh nguyệt sau khi sinh sẽ có lượng máu nhiều hơn so với trước đây. Ngoài ra, phần lớn các chị em cũng gặp rắc rối với nhiều dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt do lượng hormon biến đổi. Máu kinh cũng có thể thay đổi từ đỏ sang đỏ sẫm, thậm chí vón cục.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho rằng chị em không cần quá lo lắng bởi sau khi sinh cơ thể phụ nữ cần khoảng 2 năm để phục hồi hoàn toàn.

2.     Lí do khiến kinh nguyệt thất thường sau khi có em bé

Với những dấu hiệu thay đổi về kinh nguyệt sinh lý thông thường, các bác sĩ khẳng định do những nguyên nhân sau:

-         Sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ có một số thay đổi nội tiết tố. Sự thay đổi giữa hai hormon nữ là estrogen và progesterone bị xáo trộn, nội mạc tử cung dày lên khiến hiện tượng kinh nguyệt kéo dài và lượng máu quá nhiều.

su-can-bang-giua-hai-hormon-estrogen-va-progesterone-anh-huong-truc-tiep-den-kinh-nguyet

Sự cân bằng giữa hai hormon estrogen và progesterone ảnh hưởng trực tiếp đến kinh nguyệt

-         Khi sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ cũng tác động đến nội tiết tố nên người mẹ cần có thời gian để chu kì trở lại hoàn toàn bình thường.

-         Nhiều chị em sau khi sinh nở do tâm lý nhiều stress, có thể mắc trầm cảm, căng thẳng đầu óc, cơ thể mệt mỏi gây nên rối loạn.

Tuy nhiên, sau khi sinh quá lâu, kinh nguyệt đã quay trở lại mà sản phụ vẫn gặp các vấn đề liên quan đến chu kì kinh, lượng máu kinh… thì có thể đã mắc rối loạn kinh nguyệt.

3.     Như thế nào là rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh?

Với những hiện tượng sinh lý bình thường liên quan đến chu kì “đèn đỏ” lần đầu tiên sau khi sinh có sự thay đổi so với trước khi mang bầu thì không ảnh hưởng  nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản. Tuy nhiên, nếu gặp phải những trường hợp dưới đây kéo dài liên tục thì bạn đã mắc rối loạn kinh nguyệt, cần được tư vấn, điều trị:

-         Hiện tượng rong kinh

Thông thường, kì kinh nguyệt chỉ duy trì trong khoảng từ 3 - 7 ngày. Nhưng nếu nữ giới có hiện tượng kinh nguyệt kéo dài từ 8 – 14 ngày là dấu hiệu của bệnh rong kinh, gây mất máu nhiều, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Đây có thể là do sau khi sinh con, người mẹ đã mắc một số tổn thương, viêm phần phụ hoặc viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản.

hien-tuong-rong-kinh-cua-me-sau-sinh

Hiện tượng rong kinh của mẹ sau sinh gây nhiều mệt mỏi

Nếu hiện tượng rong kinh sinh lý do nội tiết sau khi sinh thì chỉ là hiện tượng bình thường của sản phụ, sau 1 – 2 tháng nghỉ ngơi hợp lý cơ thể sẽ bình phục trở lại. Còn rong kinh bệnh lý có hiện tượng máu kinh màu đỏ tươi, cục đông kết hợp với đau bụng dưới, mệt mỏi, hoa mắt có thể do tổn thương ở tử cung và buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, viêm tử cung… cần đến cơ sở y tế làm xét nghiệm siêu âm để chuẩn đoán bệnh chính xác nhất.

-         Kinh nguyệt quá nhiều

Kinh nguyệt ra ồ ạt khiến sản phụ phải thay băng vệ sinh liên tục cách nhau 1 – 2 tiếng thì cơ thể người mẹ đang gặp phải vấn đề lượng máu kinh quá nhiều. Hiện tượng này có thể kéo dài từ ngày thứ 2 – 4 của ngày kinh, nhưng sẽ gây nên hậu quả mất máu nhiều. Nếu kèm theo các hiện tượng máu vón cục, máu khó đông, màu bất thường như đỏ sẫm, thậm chí đen buộc phải đi khám kịp thời.

Đọc thêm bài viết về Kinh nguyệt ra nhiều và điều trị có thể giúp ích cho chị em.

-         Đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng rất nhiều phụ nữ gặp phải. Đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng sốt, cơ thể mệt mỏi, ốm yếu. Kèm theo đó là những dấu hiệu như: trước ngày kinh khí hư ra nhiều, khí hư màu vàng, màu xanh, ngứa âm đạo thì có thể sản phụ đã mắc viêm nhiễm âm đạo hoặc một số bệnh phụ khoa khác.

-         Kinh nguyệt không đều

Hiện tượng này xảy ra với sản phụ có những chu kì kinh nguyệt thất thường (quá dài hoặc quá ngắn) mặc dù đã sinh con nhiều tháng. Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của bệnh lý về tử cung và buồng trứng.

4.     Làm sao để điều trị rối loạn?

Để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh, chị em có thể áp dụng những phương pháp sau:

- Xây dựng kế hoạch ăn uống đầy đủ chất, bổ sung nhiều hoa quả, trái cây, nước ép sinh tố giàu vitamin, estrogen thiếu hụt cho cơ thể.

ke-hoach-an-uong-day-du-chat-bo-sung-nhieu-hoa-qua-trai-cay

Kế hoạch ăn uống đầy đủ chất, bổ sung nhiều vitamin

- Không nên nôn nóng trong quá trình giảm cân để lấy lại vóc dáng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng đầu óc.

-  Lựa chọn chế độ tập thể dục hợp lý để giảm stress, tăng cường sức đề kháng.

- Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo quá sâu gây viêm nhiễm.

Đặc biệt chú ý chị em cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu:

-         Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu kinh ra nhiều (phải liên tục thay băng vệ sinh).

-         Kinh nguyệt có màu sắc bất thường (đỏ sẫm, đen) kết hợp với khí hư ra nhiều, khí hư màu vàng, xanh, mùi hôi.

-         Đau bụng kinh dữ dội.

-         Đã qua 1 năm kể từ ngày sinh con mà chu kỳ vẫn không đều đặn.

Sau khi sinh quả là quá trình khó khăn cho các mẹ, chọn cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để mẹ và bé đều khỏe mạnh nhé!

Thường xuyên cập nhật các bài viết chuyên môn về sức khỏe kinh nguyệt cùng Nữ Phụ Khang.

Tags: Triệu Chứng , Điều Trị , Rối Loạn Kinh Nguyệt , Nguyên Nhân
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng