Tuổi dậy thì và những bệnh thường gặp ở bạn gái
Dấu hiệu nhận biết bạn gái đang dậy thì như thế nào?
- Xuất hiện “núi đôi”.
- Hình thành lông mu.
- Tăng chiều cao nhanh.
- Kinh nguyệt “ghé thăm”.
Độ tuổi dậy thì trung bình của bé gái Việt Nam là khoảng 13 – 14, tuy nhiên hiện nay thường sớm hơn 1 – 2 năm do những tác động của môi trường và dinh dưỡng quyết định. Khi bước vào giai đoạn chuyển giao nhạy cảm về tâm, sinh lý này các bạn gái thường gặp các căn bệnh điển hình như sau:
1. Những bệnh liên quan đến tâm lý
Bé gái sẽ dễ dàng bị stress và rối loạn, căng thẳng tâm lý hơn khi ở độ tuổi vị thành niên và nhận ra những biến đổi của cơ thể. Cụ thể có thể mắc 3 bệnh tâm lý điển hình như:
- Stress
Stress của tuổi dậy thì không chỉ xoay quanh áp lực học hành, mối quan hệ bạn bè, gia đình… mà còn đến từ những thay đổi của hormone ảnh hưởng đến tâm lý. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể suy nhược,… thậm chí có thể tiêu cực đến mức tự tử. Do vậy, bé gái cần được quan tâm và chia sẻ của gia đình hơn bao giờ hết.
Khi dậy thì thì các bạn gái sẽ có những vấn đề về tâm lý cần được sự quan tâm của gia đình
- Rối loạn tâm lý
Đây là mức độ cao hơn của stress. Biểu hiện của rối loạn là khi bạn không thể tự chủ được hành vi của mình, ăn uống kém, mất ngủ trằn trọc, dễ cáu gắt nhưng cũng dễ khóc lóc, hoảng sợ, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh… Với những trẻ gặp phải cú sốc về tinh thần hay chuyện gia đình, các dấu hiệu của rối loạn tâm lý càng gay gắt.
- Trầm cảm
Trầm cảm là một dạng của bệnh tâm thần, khi bạn luôn buồn bã, dễ thất vọng, mệt mỏi vào tương lai, không quan tâm đến những thứ xung quanh… Người mắc trầm cảm rất khó để hòa nhập với môi trường cộng đồng, do vậy cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh để tâm lý ảnh hưởng đến tương lai của trẻ sau này.
- Rối loạn hành vi
Khi bước vào tuổi dậy thì, hành vi của bạn rất dễ bị tác động bởi các loại sách, báo, văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh, thậm chí cả từ bạn bè và người thân xung quanh.
Nếu như những điều bạn nhận được là bạo lực thì đương nhiên hành vi của bạn cũng sẽ thay đổi tiêu cực theo. Để điều chỉnh hành vi đúng với chuẩn mực xã hội không chỉ đơn giản cần có quyết tâm ở bản thân người bệnh, mà còn bắt buộc phải kết hợp với phương pháp giáo dục của gia đình và xã hội.
2. Những bệnh về sinh lý
Ở tuổi dậy thì, các loại hormone sẽ được điều tiết nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, khi hàm lượng nội tiết đột ngột biến động cũng dẫn tới các nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Mụn trứng cá
Hormone nhiều hơn khiến lỗ chân lông bị bít lại, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn làm hình thành trứng cá. Bạn gái cũng không nên quá lo lắng, bởi nếu như được điều trị bằng nội tiết hiện tượng mụn này sẽ nhanh chóng biến mất. Bạn cũng không nên nặn mụn làm hình thành các vết sẹo thâm mà nên sử dụng các loại mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, kết hợp với ăn uống nhiều rau xanh sẽ rất hiệu quả trong điều trị mụn.
- Kinh nguyệt thất thường
Do buồng trứng và tử cung mới đi vào hoạt động nên kinh nguyệt rối loạn ở tuổi này không đáng lo ngại. Nếu như sau khoảng 2 năm có kinh mà bạn vẫn thấy chu kì kinh của mình không đều thì nên tới bệnh viên để tìm hiểu rõ nguyên nhân bệnh lý và chữa trị kịp thời.
Tuổi dậy thì có những biến đổi về sinh lý khiến cho các bạn gái mất cân bằng
- Thống kinh
Thống kinh còn được gọi là đau bụng kinh, chủ yếu xuất phát từ việc tử cung phải co bóp liên tục để đẩy hành kinh thoát ra ngoài. Nếu như bạn chỉ nhận thấy đau bụng nhẹ, âm ỉ thì nên áp dụng các phương pháp dân gian như uống nước ngải cứu, thì là, nước gừng… để hạn chế đau đớn. Nhưng nếu như bạn thấy mệt mỏi, cường độ đau đớn dữ dội cần lập tức tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị bởi đây là dấu hiệu của bệnh lý không thể coi thường.
- Rong kinh, rong huyết
Lí do của hiện tượng rong kinh tuổi dậy thì chủ yếu là do nội tiết tố chưa ổn định dẫn tới buồng trứng không thực hiện chức năng phóng noãn, nội mạc tử cung cứ dày lên nhưng không nhận đủ dinh dưỡng từ mạch máu dẫn tới bị hoại tử, bong ra và chảy máu nhiều ngày. Bệnh khiến bạn gái sẽ mất máu rất nhiều, xanh xao, chóng mặt, thậm chí choáng ngất… vì vậy cần tới cơ quan y tế gần nhất để có biện pháp cầm máu và chữa trị. Ngoài ra, chế độ ăn của chị em cũng cần bổ sung sắt có trong gan, các loại rau xanh…để tăng khả năng sản xuất hồng cầu, cung cấp lượng máu thiếu hụt.
Tìm hiểu về kiến thức tuổi dậy thì không chỉ bổ ích cho những bà mẹ có con gái mà còn là bài học để bạn gái bước vào tuổi cập kê hiểu rõ tâm và sinh lý của mình. Bạn nên uống nhiều nước, ăn uống hợp lý kết hợp học tập với nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để cơ thể phát triển toàn diện.
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...