Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt ở chị em phụ nữ mang tính chu kỳ. Hiện tượng hành kinh sẽ xảy ra đều đặn hàng tháng trong độ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh. Trong một chu kỳ chị em sẽ trải qua những biến đổi về cả tâm sinh lý luân phiên. Những kiến thức căn bản về chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em hiểu hơn về cơ thể và chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách khoa học theo từng giai đoạn.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ

Theo nghiên cứu về lịch sinh học thì chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo, thời gian trung bình cho một kỳ kinh của phụ nữ khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau tùy thuộc vào thể trạng cũng như cơ địa của từng người mà khoảng thời gian này có sự khác nhau. Do đó, nếu chu kì kinh nguyệt của nhiều chị em kéo dài từ 21 – 35 ngày nhưng có thể ngắn hoặc dài hơn (chênh lệch không đáng kể) vẫn có thể được coi là bình thường nên các bạn không cần quá lo lắng.

Chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn hình thành nang mạc (14 ngày, trong đó có từ 5 – 6 ngày kinh nguyệt)

- Giai đoạn rụng trứng (diễn ra trong khoảng 24h)

- Giai đoạn hoàng thể (diễn ra trong khoảng 14 ngày). Kết thúc pha hoàng thể cũng chính là sự bắt đầu cho một kỳ hình thành nang trứng mới.

Các yếu tố tác động đến chu kì kinh nguyệt của chị em

Chế độ dinh dưỡng

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên cũng như có ảnh hưởng lớn tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ nhất. Bởi bất cứ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng của cơ thể đều có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Để đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đúng thời gian, điều độ hàng tháng, chị em nên thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Chất sắt rất quan trọng và liên quan trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt. Nếu cơ thể đủ sắt sẽ đảm bảo quá trình rụng trứng tốt. Vì vậy, bạn nên sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như trứng, thịt bò, cá hồi,… để bổ sung đủ lượng sắt cần thiết. Ngoài ra, vitamin B và chất béo cũng rất quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt.
Căng thẳng, lo lắng: Nhiều bạn sẽ không khỏi thắc mắc là tâm trạng thì có ảnh hưởng tới thời gian của chu kỳ kinh nguyệt hay không? Câu trả lời là có. Khi chị em chịu áp lực quá căng thẳng, cơ thể dẫn tới stress mệt mỏi sẽ khiến các loại hóc môn adrenaline và cortisol tăng cao gây ức chế phóng thích các loại hóc môn liên quan đến khả năng sinh sản. Từ đó dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt không đều.

thuc-pham-tot-cho-kinh-nguyet

Thực phẩm tốt cho kinh nguyệt

Thói quen xấu

Những thói quen xấu mà các bạn nữ thường mắc phải và hầu như không để ý tới đó là mặc quần áo quá bó, chật, uống rượu, hút thuốc, ma túy, tiếp xúc với thuốc từ xâu, kim loại nặng và hóa dầu, ốm đau, bệnh tật,… là những tác nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ không đều.

Thời kỳ mang thai

Khi mang thai sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ tạm thời dừng lại lý do là vì, sau khi trứng được thụ tinh thành công, toàn bộ tử cung sẽ chuẩn vị sẵn sàng để nuôi dưỡng chúng, các niêm mạc của tử cung sẽ dày lên để nâng đỡ và nuôi dưỡng thai nhi.

Khi đang cho con bú

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đang cho con bú sẽ tạm thời dừng trong vòng 6 tháng có khi nhiều hơn lên tới 2 năm. Do khi nuôi con nhỏ và cho con bú làm ức chế việc phóng thích hóc môn khiến tử cung không chuẩn bị cho việc nuôi thai mới dẫn. Nhưng, chị em vẫn có thể có thai trong thời kỳ cho con bú nên cần hết sức cẩn thận.

Mắc các bệnh liên quan tới tuyến giáp

Gây ra sự mất cân bằng trong các chất tiết ra trong tuyến giáp, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt ở cả hai thể cường giáp và suy giáp.

Mắc hội chứng đa nang

Là tình trạng rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến tuyến yên gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, vô kinh. Hội chứng đa nang có những biểu hiện ra bên ngoài như mụn trứng cá, rậm lông do sự mất cân bằng nội tiết tố.

Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh sớm

Thường xảy ra ở những phụ nữ ngoài 35 tuổi. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh sớm có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt do sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong cơ thể.

man-kinh-som-co-anh-huong-lon-den-chu-ky-kinh-nguyet

Mãn kinh sớm có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt

Mỗi sự thay đổi trong cơ thể dù tốt hay xấu cũng sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu chị em thấy các dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh như rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều, muộn kinh,...) thì hãy đến các cơ sở y tế để khám và tìm ra nguyên nhân, tìm ra phương hướng giải quyết kịp thời, tránh để lâu có thể có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ an toàn, tránh mang thai

Chu kỳ kinh nguyệt là chuỗi tổng hợp những hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nữ giới xảy ra trong độ tuổi sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt và cách tính ngày rụng trứng có mối quan hệ mật thiết với nhau, các cặp vợ chồng có thể căn cứ vào chu kỳ kỳ để tính chính xác ngày rụng trứng (đối với trường hợp phụ nữ có kinh nguyệt ổn định). Nhờ đó có thể sử dụng vào mục đích tránh thai hoặc có thai tự nhiên, hiệu quả.

tinh-chu-ky-kinh-nguyet-de-co-the-mang-thai-theo-y-muon

Tính chu kỳ kinh nguyệt để có thể mang thai theo ý muốn

Thời điểm rụng trứng của người phụ nữ sẽ rơi vào khoảng giữa chu kỳ kinh. Có nghĩa là, nếu chu kỳ kinh là 28 ngày, sẽ có ngày rụng trứng rơi vào ngày 14. Nếu muốn tránh thai thì chỉ cần quan hệ tránh xa ngày rụng trứng trước đó 6 ngày trước khi trứng rụng, sau khi trứng rụng 2 ngày. Bởi thông thường tinh trùng có thể sống, tồn tại trong cơ thể nữ giới 7 ngày, còn trứng chỉ có thể tồn tại sau khi rụng khoảng 12 – 24h. Nếu quan hệ tránh xa thời điểm này thì tinh trùng và trứng sẽ không có cơ hội để gặp nhau nên không thể thụ thai thành công, nhờ đó có thể tránh thai an toàn. Chị em có thể sử dụng viên uống đông y Nữ Phụ Khang để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, ổn định chu kỳ và tăng khả năng có con hoặc kế hoạch hóa theo ý muốn.

Tags: Chu Kỳ Kinh Nguyệt
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng