Kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt cho chị em
Kinh nguyệt là gì?
Theo y học kinh nguyệt được coi là sự ra máu ở âm đạo có chu kì, mỗi tháng một lần ở phụ nữ trưởng thành (tức là kinh nguyệt sẽ xảy ra giữa thời kỳ dậy thì và thời kỳ mãn kinh). Kinh nguyệt bao gồm ngày hành kinh, ngày rụng trứng và chu kì kinh nguyệt.
Trang bị những kiến thức cần thiết cho con về kinh nguyệt trước khi đến tuổi dậy thì
Kỳ kinh nguyệt của các bạn gái thường bắt đầu ở tuổi thường bắt đầu có kinh ở độ tuổi 15-18. Nhưng ngày nay, do sự phát triển của xã hội, đời sống của chúng ta cũng được nâng cao nên có những bạn nữ 11-12 tuổi đã bắt đầu có kinh nguyệt, điều này thay đổi tùy theo thời khóa biểu sinh học của mỗi cô gái do đó, không thể nói chính xác được là ở tuổi nào một cô gái bắt đầu có kinh.
Tại sao phụ nữ lại có kinh nguyệt? Quá trình hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt
Hàng tháng, ở phụ nữ trưởng thành thì buồng trứng sẽ chín và rụng. Khi gần đến thời điểm rụng trứng, cơ thể các bạn nữ bắt đầu sản xuất rất nhiều hormone estrogen hơn. Hormone này sẽ phát tín hiệu làm dày lớp lót tử cung tạo ra một môi trường thuận lợi để trứng và tinh trùng gặp nhau. Nồng độ estrogen tăng cao cũng làm gia tăng đột ngột hormone LH. Sự gia tăng này kích thích buồng trứng phóng thích quả trứng đã chín. Trứng này sẽ nhanh chóng bị cổng ống dẫn trứng gần nhất hút và đi tới tử cung.
Cách chu kỳ nguyệt san hoạt động
Tại đây, nếu trứng gặp được tinh trùng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai. Nếu không, lớp nội mạc tử cung đã chuẩn bị để cho trứng và tinh trùng gặp nhau sẽ bắt đầu teo lại và bong tróc ra. Lúc này, hormone estrogen và hormone LH được tiết ra trước đó cũng bắt đầu suy giảm. Điều này làm cho cách mạc máu nuôi dưỡng lớp nội mạc bị đứt. Dưới sự co bóp của tử cung, những mạch máu này sẽ bị đào thải ra ngoài cùng với trứng và lớp nội mạc bị bong tróc tạo thành máu kinh nguyệt hay chính là kinh nguyệt ở bạn gái.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ
Sự lặp lại tuần hoàn của ngày “đèn đỏ” hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt: chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường ở phụ nữ trưởng thành thường là 21 đến 35 ngày. Việc hành kinh, tử cung ra máu là kết quả của sự tăng sinh, thoái hóa và bong rụng niêm mạc tử cung trong tháng trước. Trong từ 3 đến 7 ngày tiếp theo của chu kỳ kinh nguyệt, tất cả những gì còn lại trong 3 tuần qua đều bị tống hết ra ngoài. Để thuận tiện, người ta đều coi ngày hành kinh đầu tiên là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tháng hiện tại. Số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính toán từ ngày này. Đối với những bạn gái mới bắt đầu có kinh, do sự phát triển chưa hoàn thiện của buồng trứng thì chu kì kinh nguyệt có sự dao động rộng hơn, thường trong khoảng 21 đến 45 ngày.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới
Tuy nhiên nếu chu kỳ này bất ổn tức là sức khỏe của bạn cũng đang có vấn đề. Hành kinh không đều là một dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt có thể tiềm ẩn những căn bệnh phụ khoa nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bạn nữ nên chú ý theo dõi sức khỏe kinh nguyệt theo chu kỳ của mình. Khi có những biểu hiện bất thường cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và điều trị một các hợp lý. Để bảo vệ sức khỏe kinh nguyệt, các bác sĩ khuyên dùng Nữ Phụ Khang, một sản phẩm đông y được đặc chế từ những thảo dược tự nhiên, để bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt.
Các lưu ý khi vệ sinh những ngày “đèn đỏ” đúng và an toàn
Khi tới chu kỳ bạn gái, máu kinh sẽ thoát ra ngoài, cổ tử cung hở hơn những ngày bình thường, nếu như các bạn nữ không biết vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập từ âm đạo vào buồng tử cung. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục như viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung,... và các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ.
- Lời khuyên cho các bạn khi tới ngày “đèn đỏ” nên sử dụng băng vệ sinh, khăn giấy vệ sinh hoặc tampon phối hợp với nhau, phụ thuộc vào từng ngày trong chu kì. Trong những ngày này, chị em phụ nữ cần thay băng vệ sinh (hoặc vải xô) 4 - 5 lần một ngày, vệ sinh sạch và nhẹ nhàng bằng nước ấm thay rửa. Đặc biệt không nên sử dụng xà phòng tắm để vệ sinh vùng kín vì nhiều người theo thói quen hoặc có suy nghĩ là xà phòng diệt khuẩn tốt nên thường vệ sinh bằng xà phòng tắm. Đây cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vì chất kiềm trong xà phòng làm rối loạn độ cân bằng kiềm toan của âm hộ, âm đạo. Chỉ nên dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ có thành phần diệt khuẩn, chiết xuất từ thảo dược, giữ độ cân bằng PH từ 4 -6 .
Vệ sinh sạch sẽ và nghỉ ngơi hợp lý trong kỳ kinh nguyệt
- Khi lau chùi hay rửa thì nên đưa tay từ phía trước về phía sau chứ không đưa tay từ phía sau về trước. Không thụt rửa hay làm cho nước vệ sinh vào sâu trong âm đạo; rửa xong nên dùng khăn bông khô sạch thấm nhẹ nhàng.
- Nếu bạn dùng bằng vải xô thì cần ngâm xà phòng và giặt thật sạch, phơi ở nơi có nắng, ít bụi là tốt nhất. Nên rửa sạch tay và cắt móng tay trước những ngày có kinh.
- Ngoài ra, trong những ngày đèn đỏ, chị em thường thấy khó chịu, và đau bụng quặn nên không muốn ăn, tuy nhiên, càng trong những ngày này thì chị em càng cần cần chú ý ăn uống điều độ, đủ chất sẽ giúp người phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn và phòng tránh được những viêm nhiễm đường sinh dục do thiếu vệ sinh gây ra.
Sức khỏe kinh nguyệt luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chị em vì liên quan trực tiếp đến chức năng sinh sản. Ngoài những kiến thức mà bài viết trên đã cung cấp, chị em có thể tham khảo thêm một số phương pháp giải quyết những tình trạng hay gặp phải trong ngày đèn đỏ do Nữ Phụ Khang chia sẻ như:
10 thực phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh
11 bài thuốc đông y chuyên điều hòa kinh nguyệt
Tứ vật đào hồng thang- phương thuốc nổi tiếng trị rối loạn kinh nguyệt
Ngoài ra, chị em nào đang gặp các tình trạng rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm phụ khoa có thể tham khảo ngay viên uống thảo dược Nữ Phụ Khang được chiết suất tinh túy từ 10 vị dược liệu cổ truyền có tác dụng bổ huyết, điều kinh và ngăn chặn viêm nhiễm phụ khoa rất hiệu quả. Dưới đây là một số feedback của các chị em đã trải nghiệm viên uống Nữ Phụ Khang:
Để được tư vấn trực tiếp, chị em vui lòng liên hệ hotline 1800.08.8857 hoặc chat ngay zalo với dược sĩ 055.979.5555
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...