Đối phó với kinh nguyệt không đều một cách an toàn với đông y

Nhiều chị em “đau đầu nhức óc” vì vấn đề kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết nhờ những bài thuốc đơn giản mà hiệu quả với vô vàn thảo dược tự nhiên quanh ta.

Theo Đông y, kinh nguyệt không đều là những biến đổi trong chu kì hành kinh: về lượng kinh, màu kinh, chất kinh biến đổi lúc quá nhiều lúc lại quá ít. Bệnh này hình thành do rất nhiều nguyên nhân và hoàn toàn có thể chữa khỏi.

1. Thuật ngữ “kinh nguyệt không đều” trong y học cổ truyền

Kinh nguyệt đều đặn là mỗi tháng xuất hiện một lần với chu kì kinh lặp đi lặp lại khoảng 21 – 32 ngày. Trong y học coi kinh nguyệt không đều là dạng bệnh lý phụ khoa với hai triệu chứng chính như sau:

-         Thay đổi chu kì kinh

+ Kinh nguyệt đến sớm bất thường (sớm 1 tuần, 1 tháng có kinh 2 lần).

+ Kinh nguyệt đột ngột lùi lại ( chậm 1 tuần, thậm chí 1 tháng, 2 -3 tháng).

+ Loạn kinh: Kinh nguyệt lúc đến sớm, khi đến muộn.

loan-chu-ky-kinh

Chu kỳ kinh thất thường

-         Thay đổi lượng máu và chất kinh

+ Kinh nguyệt quá nhiều.

+ Kinh nguyệt quá ít.

+ Kinh nguyệt có màu bất thường: màu tím đen, chất kinh đặc lỏng không rõ rệt.

2.     Đông y cảnh báo “nhiệt – hàn – hư – thực” là 4 nguyên nhân gây bệnh

Theo y học cổ truyền, cơ chế sinh bệnh bao gồm các yếu tố: nhiệt – hàn – hư – thực dư thừa, ứ đọng hoặc hao tổn trong cơ thể, cụ thể như sau:

-         Nhiệt:

+ Huyết nhiệt: khi cơ thể hấp thụ đồ ăn cay nóng, hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích… dẫn đến tác động vào cơ thể khiến kinh nguyệt rối loạn. Biểu hiện: Thấy kinh nguyệt sớm hơn chu kì, lượng kinh nhiều, màu bất thường (sẫm, hoặc tím), có khi vón cục mùi hôi tanh. Trước kì kinh cơ thể sợ nóng, đại tiện bí, tâm tính hay hờn dỗi.

kinh-nguyet-sam-den-do-nhiet

Kinh nguyệt sẫm đen do nhiệt

+ Hư nhiệt: Khi cơ thể bị nóng, lo lắng căng thẳng, tâm sinh lý quá độ sẽ khiến kinh nguyệt ra sớm mà lượng ít, màu kinh đỏ au, không vón cục, đêm ngủ không yên. Biểu hiện của cơ thể bị hư nhiệt là mặt mày nóng, lưỡi đỏ vàng, khô lưỡi, miệng loét.

-         Hàn:

+ Hư hàn: khi dương khí suy kém, cơ thể thích nóng sợ lạnh, chân tay mát bất thường, đau bụng, môi nhợt, rêu trắng dẫn đến việc khí huyết không thông, kinh nguyệt ra ít, màu kinh nhợt nhạt hoặc đen, loãng.

-         Hư:

+ Khí hư: Cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, tim hồi hộp, lưỡi nhợt nhạt, ăn uống không điều độ, tâm lý căng thẳng khiến kinh nguyệt đến sớm mà lượng kinh ít, loãng.

+ Huyết hư: Do quá trình sinh nở cơ thể không khỏe mạnh, sẩy thai, nạo phá thai dẫn đến kinh muộn mà lượng kinh ít. Biểu hiện của người mắc huyết hư là môi, lưỡi, móng tay chân xanh lợt, da dẻ khô, chóng mặt hoa mắt, chất lưỡi nhợt.

+ Tỳ hư: Cơ thể không điều hòa được vận khí, mặt mày vàng vọt, ăn uống và hệ thống tiêu hóa không tốt, tinh thần mệt mỏi, kém sức, miệng nhạt, hay nôn ói  khiến khí huyết ứ đọng, huyết dịch không thông. Do đó, kinh nguyệt lúc đến sớm, lúc đến muộn thất thường, lượng nhiều ít vô chừng.

ty-hu-an-uong-kem-tinh-than-met-moi

Tỳ hư ăn uống kém, tinh thần mệt mỏi

+ Can thận hao tổn: Khi quan hệ tình dục quá độ dẫn đến thận hư hoạt động  kém làm kinh ra muộn, thấy ít hoặc không thâu nạp dinh dưỡng kinh ra sớm mà thấy nhiều. Theo Đông y, nhục dục không thỏa, tâm lý bất ổn cũng khiến kinh nguyệt rối loạn. Người mắc can thận hao tổn mặt mày xanh, đầu choáng, ù tai, đái đêm nhiều.

-         Thực:

+ Huyết ứ: Sau khi sinh nở, cơ thể phụ nữ chưa bình phục khiến hành kinh ứ đọng trong tử cung không thoát ra được làm kinh nguyệt không đều, máu kinh bầm tím, đóng cục. Phụ nữ mắc huyết ứ mặt mày tím tái, bụng trướng, đại tiện táo bón, đi tiểu nước vàng, lưỡi đỏ.

+ Khí uất: Tâm lý bất ổn, căng thẳng đầu óc dẫn đến khí huyết ứ đọng, kinh nguyệt sớm muộn bất thường, lượng ít, màu đỏ vón cục. Biểu hiện của nữ giới mắc khí uất: mặt mày xanh xám, trước lúc thấy kì kinh đau tức ngực, căng dạ dày, nóng trong người, môi miệng khô.

+ Đàm thấp: Cơ thể trì trệ, vận động quá ít khiến huyết mạch không thông, kinh nguyệt ra sau màu nhợt, chất đặc dính. Người mắc đờm thấp mặt mày trắng bệch, tức ngực, trướng bụng, hay nôn mửa, miệng nhạt, lưỡi rêu trắng, ăn uống kém.

3.     Chữa bệnh bằng phương pháp thanh nhiệt – bổ dưỡng - cân bằng âm dương

Nguyên tắc chung trong chữa trị kinh nguyệt không đều của Đông y:

-         Kinh đến sớm cần thanh nhiệt, bổ khí huyết.
-         Kinh đến muộn chủ yếu bổ khí huyết.
-         Kinh nguyệt không cố định cần chú trọng bổ dưỡng can tỳ và thận.
-         Kinh quá nhiều cần chú ý bổ dưỡng khí huyết, điều hòa âm dương.

thanh-nhiet-bo-duong-can-bang-am-duong

Điều trị dựa trên nguyên tắc thanh nhiệt - bổ dưỡng - cân bằng âm dương

Cụ thể cách chữa như sau:

-         Chữa huyết nhiệt:

+ Bài thuốc 1: Dùng hoàng cầm 12g, hoàng liên 8g, đương quy 12g, sinh địa 12g, xuyên khung 8g, bạch dược 12g. Người bệnh dùng phương thuốc cầm liên tứ vật thang này ngày sắc uống 1 thang liên tục 5 – 10 thang sẽ khỏi.

+ Bài thuốc 2 được gọi là Thanh hóa ẩm với các loại thuốc sau: sinh địa 12g, hoàng cầm 12g, xích thược 12g, bạch môn đông 12g, đan bì 2g, thạch hộc 10g, bạch linh 2g sắc uống 1 thang trước kì kinh 7 ngày sẽ có hiệu quả.
Bên cạnh đó kết hợp châm cứu: các huyệt khúc trì, tam âm giao, quan nguyên, thái xung.

-         Chữa hư nhiệt:

+ Bài thuốc 1: Dùng sinh địa 16g, huyền sâm 12g, sa sâm 12g, ích mẫu 16g, rễ cỏ tranh 12g, rễ cây rau khởi 12g .

+ Bài thuốc 2: Lấy sinh địa 40g,  A giao 12g, huyền sâm 40g, địa cốt bì 12g, bạch thược 20g, mạch môn 20g.

Mỗi thang thuốc trên sắc uống mỗi ngày một thang, uống liên tục 5 – 10 thang sẽ khỏi.

Phối kết hợp châm cứu các huyệt: tam âm giao, quan nguyên.

-         Chữa khí hư:

+ Bài 1 (bổ trung ích khí) gồm các loại: đảng sâm 20g, đương quy 12g, hoàng kỳ 20g, sài hồ 12g, bạch truật 12g, chích thảo 4g, thăng ma 12g, trần bì 8g.

+ Bài 2 (bổ khí tinh hoàn): đảng sâm 20g, sa nhân 4g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g.

Sắc uống ngày một thang, uống 5 – 10 thang.

Châm cứu các huyệt: túc tam lý, tam âm giao, quan nguyên, khí hải.

thao-duoc-sac-uong-ket-hop-cham-cuu-chua-khi-hu

Thảo dược sắc uống kết hợp châm cứu chữa khí hư

-         Chữa hư hàn:

+ Bài thuốc: thục địa 12g, xương hồ 8g, xuyên khung 10g, đảng sâm 12g, can khương 8g, hà thủ ô 10g, ngải cứu 12g có tác dụng ôn kinh, trừ hàn.

-         Chữa huyết ứ:

+ Bài 1: Dùng sinh địa 12g, ích mẫu 16g, xuyên khung 8g, đào nhân 8g, kê huyết đằng 16g, uất kim 8g.

+ Bài 2: Dùng sinh địa 12g, hồng hoa 6g, bạch thược 12g, đào nhân 8g, xuyên khung 8g.

Sắc uống ngày 1 thang, uống từ 10 – 15 thang.

-         Chữa huyết hư:

+ Bài 1: Sử dụng thục địa 12g, đan sâm 8g, long nhãn 12g, hà thủ ô 8g, xuyên khung 8g, ích mẫu 12g, trần bì 6g, kỉ tử 12g.

+ Bài thuốc bổ khí huyết: Dùng bạch truật 12g, Nhục quế 4g, Bạch thược 12g, Thục địa 8g, Đảng sâm 12g, Hoàng kỳ 12g, Xuyên khung 8g, Phục linh 8g, Cam thảo 4g, Xuyên quy 8g.

Liều dùng: Với 2 bài thuốc cần uống ngày 1 thang, từ 10 – 15 thang.

-         Chữa khí uất:

+  Dùng bài thuốc tiêu dao thang bao gồm: Sài hồ 12g, Trần bì 6g, Bạch truật 12g, Đương quy 6g, Phục linh 8g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 4g, Bạch thược 8g, Bạc hà 4g.
Liều dùng: uống ngày 1 thang, từ 7 – 10 thang.

-         Chữa đàm thấp:

+ Bài thuốc: Đảng sâm 12g, Ý dĩ 12g, Hoài sơn 12g, Bạch truật 12g, Bán hạ 8g, Trần bì 8g, Hương phụ 8g, Chỉ xác 6g. Liều dùng: uống ngày 1 thang, từ 10 – 15 thang.

-         Chữa tì hư:

+ Bài 1: Hoài sơn 16g, Đảng sâm 16g, Ý dĩ 16g, Đan sâm 12g, Ngưu tất 12g, Biển đậu 12g, Long nhãn 8g, Táo nhân 8g, Bạch truật 8g.

+ Bài 2: Quy tỳ thang gồm: Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, táo nhân 10g, mộc hương 6g, hoàng kỳ 12g, long nhãn 10g, đương quy 12g, viễn chí 4g, cam thảo 4g.
Liều dùng: uống ngày 1 thang, từ 10 – 15 thang.

-         Chữa can thận hư:

+ Bài 1: Thục địa 12g, đảng sâm 16g, đan sâm 12g, hoài sơn 12g, hà thủ ô 12g, thỏ ty tử 12g, ngưu tất 12g.

+ Bài 2: Địa kinh thang gồm: thục địa 12g, bạch thược 12g, đương quy 8g, thỏ y tử 8g, hoài sơn 12g, phục linh 8g, sài hồ 12g, hắc giới tuệ 12g, hương phụ 8g.
Liều dùng: Uống ngày 1 thang, từ 10 – 15 thang kết hợp châm cứu các huyệt tam âm giao, túc tam lý, quan nguyên, khí hải, địa cơ.

vien-uong-nu-phu-khang

Nữ Phụ Khang bồi bổ khí huyết cân bằng âm dương giúp điều hòa cơ thể phụ nữ

Viên uống thảo dược Nữ Phụ Khang được bào chế từ đan sâm, sa tiền, xích thược, tỳ giải và một số loại thảo mộc tự nhiên khác cũng là một sự lựa chọn tiện dụng, được khuyến cáo chị em nên dùng để điều hòa cơ thể, giải quyết vấn đề kinh nguyệt không đều một cách an toàn. Chị em có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm >> Tại đây

Như vậy, kinh nguyệt không đều căn nguyên từ 4 điểm xuất phát từ tâm lý, sức khỏe cơ thể, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hình thành. Để chữa khỏi hoàn toàn rối loạn kinh nguyệt tận gốc cần điều hòa âm dương, các yếu tố nhiệt – hàn – hư – thực phối hợp cân bằng thì khí huyết lưu thông, cơ thể sẽ khỏe mạnh.

Tags: Chu Kỳ Kinh Nguyệt , Điều Trị , Rối Loạn Kinh Nguyệt , Nguyên Nhân
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng