Trị bế kinh bằng bài thuốc Y học cổ truyền: Tại sao không thử?

Bế kinh, tắc kinh, vô kinh đều là những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Y học cổ truyền còn lưu giữ nhiều bài thuốc giúp thông kinh, điều kinh hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Cùng Nữ Phụ Khang tìm hiểu thêm qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Bài viết liên quan:

Đối phó với kinh nguyệt không đều an toàn bằng Đông y

Trễ kinh và 12 nguyên nhân bạn nhất định phải biết

Y học cổ truyền lí giải nguyên nhân gây bế kinh là gì?

Bế kinh là trường hợp chị em đã trên 18 tuổi mà vẫn không thấy hành kinh, hoặc đã có hành kinh nhưng khoảng 3 tháng mới có 1 lần, thậm chí không thấy kinh nguyệt được gọi là bế kinh. Y học hiện đại coi đây là hiện tượng vô kinh nguyên phát và thứ phát, do rất nhiều nguyên nhân như nội tiết tố, giai đoạn mãn kinh, yếu tố tâm lí, dinh dưỡng... gây nên.

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây bế kinh được tổng hợp như sau:

- Do tì hư khiến không sinh huyết.

- Do tì uất khiến hao tổn huyết.

- Do vị hỏa thịnh tiêu làm tổn thương huyết.

- Do Tì vị thương tổn khiến thiếu máu hoặc lao động cực nhọc dẫn đến tâm huyết sinh, làm thiếu máu.

- Do thận thủy thiếu hụt ảnh hưởng đến Can, làm thiếu máu, mất kinh nguyệt.

- Do khí hư dẫn đến máu huyết không thông, dẫn đến bế huyết.

Tuy nhiên, dựa trên các biểu hiện lâm sàng, Y học cổ truyền phân loại thành 5 nguyên nhân gây bế kinh thường gặp là: Khí trệ huyết ứ, Tâm hỏa thịnh vượng, Khí huyết hư nhược, Gan thận bất túc, Đàm thấp trở trệ.

Trị bế kinh bằng bài thuốc Đông y

Bế kinh phản ánh chu kì kinh nguyệt không đều, gây khó thụ thai 

Bài thuốc trị bế kinh theo Y học cổ truyền

1. Bài thuốc trị bế kinh do gan thận bất túc

Lí giải nguyên nhân, Đông y cho rằng chị em bẩm sinh đã có hư thận, hoặc nhỏ ốm yếu, tổn hại gan thận, mạch Nhâm – Xung hư nhược dẫn đến bế kinh.

Người bệnh thường có các biểu hiện:

- Kinh nguyệt ra muộn, 18 – 20 tuổi mới có kinh, rồi kinh tắc nhiều tháng không thấy.

- Mặt vàng úa, ngực kém phát triển.

- Lạnh bụng dưới, hoa mắt, chóng mặt.

- Khí hư lỏng, ra nhiều.

- Lưỡi rêu nhạt, mạch tế nhược.

Trường hợp này cần áp dụng bài thuốc bổ Can thận, dưỡng huyết để thông kinh. Bạn có thể tham khảo bài thuốc:

Sơn dược                        12g             A giao                            12g

Đương quy                     9g               Bạch thược                     9g

Sơn du nhục                   9g               Ba kích                          9g

Cam thảo                       5g              Trạch lan dược               12g

Đan sâm                        9g.

Cách dùng: Đem sắc thuốc mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Trị bế kinh bằng bài thuốc Đông yĐông y có nhiều bài thuốc cổ truyền trị bế kinh hiệu quả

2. Bài thuốc trị bế kinh do khí huyết hư nhược

Nguyên nhân dẫn đến khí huyết hư nhược có thể do chị em từng bị xuất huyết nặng, ốm yếu trong thời gian dài, dẫn đến hao tổn khí huyết. Hoặc chị em sinh hoạt tình dục không điều độ, làm mạch Nhâm – Xung tổn thương, từng bị sảy thai, sinh non dẫn đến hao tổn khí huyết. Người ăn uống kém dẫn đến huyết khô, Can Tỳ hư tổn.

Chị em khí huyết hư nhược sẽ có các biểu hiện nhận biết như:

- Lượng máu kinh ít, lâu dần bế kinh, nhiều tháng không có kinh nguyệt.

- Sắc mặt vàng héo hoặc trắng bệch, mắt đờ đẫn.

- Ăn uống kém.

- Phân lỏng.

- Người sợ lạnh, tâm lí bất ổn, cơ thể mệt mỏi, đầu choáng váng, hoa mắt, chóng mặt.

- Chất lưỡi nhạt, cạnh lưỡi có vết răng, rêu lưỡi ít, mạch tế nhu.

Trường hợp này cần chú ý các dược liệu giúp dưỡng huyết, ích khí, kiện tỳ. Bạn có thể tham khảo bài thuốc:

Đương quy                     9g              Thục địa                         12g

Bạch thược                     9g               Xuyên khung                 6g

Đảng sâm                       9g               Phục linh                        9g

Bạch truật                      9g               Cam thảo                       5g

Cách dùng: Bạn đem sắc thuốc, mỗi ngày uống 2 lần.

3. Bài thuốc trị bế kinh do khí  trệ huyết ứ

Người mắc khí trệ huyết ứ thường do nội thương, chức năng gan suy giảm, dẫn đến mạch Nhâm – Xung hao tổn, khí huyết không xuống được khiến bế kinh. Ngoài ra, hàn ngưng huyết ứ cũng hình thành do hành kinh hoặc sau khi sinh con cơ thể bị nhiễm lạnh, chị em thường nằm ở dưới đất khiến hàn tà xâm nhập, khí huyết ứ đọng, vận thủy thấp, làm bế kinh.

Chị em mắc bệnh thường có các biểu hiện như:

- Kinh nguyệt mất dần, nhiều tháng không có kinh.

- Bụng dưới đau tức, đau lên sườn, tâm trạng muộn phiền.

- Chất lưỡi tím.

- Đại tiện phân lỏng.

- Khí hư ra nhiều.

- Chất lưỡi rêu trắng, mạch trầm khẩn.

Cần áp dụng các thảo dược giúp hoạt huyết, tán hàn, ôn kinh như:

Nhân sâm (hoặc Đảng sâm)    9g               Ngưu tất                        9g

Đương quy                              9g               Xuyên khung                 6g

Thược dược                             9g              Quế tâm                         3g

Nga truật                                 9g              Đan bì                            6g

Cam thảo                                 3g

Nếu huyết ứ trệ nhiều ngày có thể tham khảo bài thuốc dưới đây:

Hồng hoa                                 9g               Đào nhân                       9g

Đan sâm                                  9g               Đương quy                     9g

Xuyên khung                           6g               Sinh địa                         12g

Xích thược                               9g               Hương phụ                     6g

Diên hồ                                    6g               Thanh bì                        5g.

Bạn đem sắc thuốc, mỗi ngày dùng 3 lần khi còn ấm.

4. Bài thuốc trị bế kinh do đàm thấp trở trệ

Chị em béo phì, thừa cân sẽ có nhiều đàm nhiều thấp, thấp dẫn đến âm khí, tì dương không thông, đàm thấp trở lạc, kinh mạch tắc dẫn đến bế kinh.

Người bệnh có nhiều triệu chứng nhận biết như:

- Máu kinh ít, lâu dần nhiều tháng không có kinh.

- Trướng bụng dưới.

- Tăng cân nhanh, tinh thần mỏi mệt, buồn ngủ.

- Khí hư sền sệt, ra nhiều.

- Chất lưỡi rêu trắng, mạch nhu hoãn.

Để trị đàm thấp trở trệ cần chú ý sử dụng thảo dược tiêu đàm, trừ thấp, đả thông kinh lạc. Bạn hãy tham khảo bài thuốc Tứ vật thang kết hợp đạo đàm thang dưới đây:

Đương quy                     9g              Xích thược                     9g

Xuyên khung                 9g               Sinh địa                          9g

Nam tinh chế                  6g              Chỉ thực                         6g

Bán hạ                           9g               Quất  bì                          3g

Phục linh                        9g               Cam thảo                       3g

Bạn đem sắc thuốc mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần uống trong ngày.

5. Bài thuốc trị bế kinh do tâm hỏa thịnh vượng

Người mắc tâm hỏa thịnh thường do tâm lí bất ổn, căng thẳng khiến tâm hỏa bốc lên, kinh nguyệt không ra nên cần phải bổ huyết, tả hỏa mới điều hòa được kinh nguyệt.

Chị em mắc tâm hỏa thịnh sẽ có các biểu hiện:

- Không thấy kinh nguyệt trong nhiều tháng.

- Tâm trạng phiền muộn, mất ngủ nhiều.

- Đại tiện kém, bí tiểu, nước tiểu nóng, đỏ.

- Đầu lưỡi đỏ, lưỡi rêu mỏng, mạch tế sác.

Pháp trị cần chú ý bổ huyết, tả hỏa, thông kinh bằng các dược liệu như:

Đương quy                     9g                         Xích thược                     9g

Sinh địa                         15g                      Xuyên khung                 9g

Đại hoàng                      6g                         Hoàng cầm                     9g

Hoàng liên                     3g

Bạn đem sắc thuốc ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

6. Một số bài thuốc dân gian đơn giản giúp trị bế kinh hiệu quả

Dưới đây là một số bài thuốc kết hợp thảo dược Đông y và các dược liệu dân gian giúp bổ huyết, thông kinh:

- Bài thuốc 1: Dùng 15g Nghệ tươi kết hợp 15g Đại hoàng sao vàng. Bạn đem nghiền thành bột mịn, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 3g, uống khi còn đói với nước sôi để nguội để trị bế kinh, chướng bụng dưới.

trị bế kinh bằng bài thuốc Đông y

Nghệ tươi kết hợp với Đại hoàng là bài thuốc dân gian trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

- Bài thuốc 2: Dùng 15g Đương quy với 2 quả trứng gà ta. Đầu tiên bạn luộc chín trứng, bóc vỏ, dùng kim châm khoảng 10 lỗ rồi cho vào nồi nấu chung với Đương quy. Bạn cho 3 bát nước vào nồi đợi cô đọng còn khoảng 1 bát thì uống thuốc, ăn trứng. Mỗi ngày dùng 1 lần, chú ý kiêng các loại đồ tanh, thực phẩm chua.

- Bài thuốc 3: Dùng khoảng 9g đậu đen sao vàng, nghiền thành bột nhỏ pha lẫn với nước tô mộc để điều kinh.

- Bài thuốc  4: Kết hợp 3g Hồng hoa, 15g Cẩu khởi tử đem sắc lấy nước uống, chia làm 2 lần giúp trị bế kinh.

- Bài thuốc 5: Dùng 30g Gừng khô, 30g Đường đỏ, 30 quả táo tàu đem nấu nước uống ngày 2 lần.

Như vậy, điều trị bế kinh bằng dược liệu Đông y có rất nhiều bài thuốc được lưu truyền trong dân gian. Mong rằng bài viết giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trị bế kinh tốt nhất.

 

Tags: Bế kinh , Điều trị bế kinh
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng