Trị bế kinh bằng thảo dược tự nhiên: An toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ

Bế kinh (tắc kinh, mất kinh) mà không có thai là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Trị bế kinh bằng thảo dược tự nhiên là phương pháp tối ưu nhất, giúp điều hòa kinh nguyệt, đem lại sự khỏe khoắn, tự tin cho mọi chị em.

Bài viết liên quan:

6 sự thật cần biết khi kinh nguyệt ra ít

Trễ kinh và 6 căn bệnh có thể gây vô sinh

Bế kinh là gì? Có bao nhiêu dạng bế kinh?

Bế kinh là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Bế kinh là thuật ngữ chỉ kinh nguyệt không có trong nhiều tháng dù chưa đến tuổi mãn kinh hoặc không có thai. Những chị em 2 – 3 tháng mất kinh được xem là bế kinh. Tuy nhiên khoảng thời gian kinh nguyệt biến mất thường không cố định, có người mất kinh 3 tháng, người mất 6 tháng, thậm chí 1 năm mới lại thấy kinh nguyệt trở lại.

Bế kinh gồm có 2 dạng như sau:

- Bế kinh nguyên phát: Thường gặp ở độ tuổi dậy thì, nếu đã đến 16 tuổi mà bạn vẫn chưa có kinh nguyệt hoặc đã có rồi biến mất được gọi là nguyên phát (không rõ nguyên nhân).

- Bế kinh thứ phát: Thường gặp ở chị em trong độ tuổi sinh sản, đã có kinh nguyệt bình thường hàng tháng, đột nhiên thấy mất kinh trong nhiều tháng.

Bế kinh không chỉ gây hoang mang, lo lắng mà còn ảnh hưởng đến nội tiết tố, giảm khả năng thụ thai ở nữ giới. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu các nguyên nhân gây bế kinh và thăm khám kịp thời để có biện pháp điều trị tốt nhất.

bế kinh

Bế kinh là không có kinh nguyệt trong thời gian dài

Có vô vàn nguyên nhân gây bế kinh mà bạn chưa biết

Bế kinh do rất nhiều nguyên nhân đến từ sức khỏe, hoặc do lối sống, sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh gây nên như:

- Nguyên nhân dẫn đến bế kinh nguyên phát: Đa phần thường do cơ quan sinh dục của chị em có vấn đề bẩm sinh như: không có tử cung, tử cung nhi hóa, teo buồng trứng, bệnh ở tuyến yên, tuyến giáp. Đặc biệt những bạn gái đến tuổi dậy thì nhưng cơ thể suy nhược, ăn uống kém, suy dinh dưỡng cũng không có kinh nguyệt.

- Nguyên nhân gây bế kinh thứ phát: Chị em trong độ tuổi sinh sản đột nhiên thấy tắc kinh có thể do viêm nhiễm đường sinh dục, viêm phụ khoa, bệnh ở tuyến yên, chức năng buồng trứng suy giảm, bệnh tuyến giáp....  

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác dẫn đến bế kinh như:

- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu máu trong thời gian dài, ăn kiêng quá độ gây thiếu hụt vitamin.

- Thức khuya trong thời gian dài.

- Cơ thể vận động ít.

- Tinh thần stress, hay lo lắng, tâm trạng buồn bã, mệt mỏi, suy nhược thần kinh.

- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc dị ứng, thuốc điều trị ung thư, bệnh về huyết áp....

Như vậy có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến kinh nguyệt rối loạn. Chị em nên xem xét lại chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi của mình để cải thiện rối loạn kinh nguyệt.

bế kinh

Một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Bế kinh: Ảnh hưởng đến thể trạng, tâm lý và khả năng sinh sản

Bế kinh lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến các biểu hiện về da, tóc như:

- Khô, nám da: Nội tiết tố rối loạn sẽ khiến da của chị em khô lại, sạm, nám da xuất hiện. Thậm chí nhiều chị em còn gặp các vấn đề khác về da như: nhăn nheo, mụn nhọt....

- Tăng cân không kiểm soát: Hầu hết các chị em bị mất kinh nguyệt đều có biểu hiện tăng cân. Nguyên nhân có thể không phải đến từ chế độ ăn uống của bạn mà là do ảnh hưởng của nội tiết tố gây nên.

- Ngực teo nhỏ: Nội tiết tố kém, bế kinh, tắc kinh đều có thể dẫn đến ngực đột nhiên nhão, teo lại. Nếu bạn có kinh nguyệt bình thường, nội tiết ổn định thường thấy ngực căng, nhất là những ngày chuẩn bị có kinh nguyệt. Đây là do hormone trong buồng trứng gây kích thích vùng ngực. Nếu bạn bế kinh lâu ngày, buồng trứng hoạt động kém, hormone nội tiết giảm đương nhiên ngực sẽ nhỏ lại.

- Gây giảm ham muốn tình dục: Bế kinh có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi, âm đạo khô hạn, dẫn đến giảm hứng thú quan hệ vợ chồng, lâu ngày có thể gây lãnh đạm, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

- Tâm lý bất ổn: Bạn có thể cảm thấy bực bội, khó chịu, hay cáu gắt do hormone nội tiết tố chi phối. Nếu để lâu dài, cộng thêm các áp lực từ công việc, gia đình có thể khiến gia tăng nguy cơ trầm cảm.

- Gây vô sinh, khó thụ thai: Bế kinh là biểu hiện rối loạn nội tiết và hormone, có thể do buồng trứng hoạt động kém gây nên. Vì vậy, không có rụng trứng, không có kinh nguyệt, đương nhiên khả năng thụ thai giảm, tăng nguy cơ hiếm muộn ở chị em trong độ tuổi sinh sản.

Ở phụ nữ tiền mãn kinh, biểu hiện bế kinh cũng khiến cơ thể phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, tâm lý bất ổn, mất ngủ, chuột rút vào ban đêm....

Nữ Phụ Khang – Giải pháp từ thảo dược tự nhiên giúp điều hòa kinh nguyệt

Điều trị theo Y học cổ truyền luôn là biện pháp tối ưu nhất để ngăn chặn rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, bế kinh, chậm kinh, đau bụng kinh... Bạn nên tham khảo viên uống Nữ Phụ Khang được bào chế 100% từ những thảo dược Đông y cổ truyền đem lại hiệu quả lâu dài, an toàn không có tác dụng phụ.

Nữ Phụ Khang được điều chế dựa trên bài thuốc cổ “Đào Hồng Tứ vật thang” – bài thuốc đã có nhiều công trình nghiên cứu hiện đại khẳng định công dụng điều hòa kinh nguyệt, trị bế kinh, vô sinh – hiếm muộn được đăng trên các tạp chí Trung Quốc.

bế kinhNữ Phụ Khang hoàn toàn từ thảo dược Đông y

Nữ Phụ Khang còn gia giảm thêm các vị thuốc khác giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm khí hư bạch đới cho chị em. Bộ Y tế đã kiểm duyệt và khẳng định đây là sản phẩm tốt dành cho chị em bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, viêm nhiễm phụ khoa.

Bên cạnh dùng Nữ Phụ Khang mỗi ngày, chị em nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường sắt, vitamin C, E có nhiều trong rau xanh, hoa quả. Chị em cũng cần giải tỏa áp lực tâm lí, hạn chế căng thẳng, tăng cường tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe khoắn. Ngoài ra, hãy nhớ khám phụ khoa định kì 6 tháng/ lần, quan hệ tình dục an toàn và vệ sinh vùng kín hàng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!

Tags: Điều Hòa Kinh Nguyệt
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng