Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có đáng sợ không?
Mỗi người bắt đầu giai đoạn này ở các tuổi khác nhau, nhưng chủ yếu bước sang tuổi 40 phụ nữ bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu: nóng ran, khó ngủ, khô âm đạo, hay cáu gắt và đặc biệt là rối loạn kinh nguyệt. Vậy tình trạng này có phải là dấu hiệu bệnh hay không? Những biện pháp nào giúp cải thiện kinh nguyệt rối loạn tuổi tiền mãn kinh?
Vì sao phụ nữ sau tuổi 40 lại rối loạn kinh nguyệt?
Thời kỳ tiền mãn kinh của chị em sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 5 năm tùy cơ thể mỗi người. Theo nghiên cứu, sau tuổi 30, nội tiết tố estrogen do buồng trứng tiết ra bắt đầu suy giảm, khoảng 10 năm giảm đi 15%. Quá trình sụt giảm mạnh mẽ nhất rơi vào khoảng sau tuổi 40 và tới tuổi 55 thì lượng estrogen chỉ còn 10% so với hồi trẻ.
Ảnh hưởng nội tiết tố gây nên sự rối loạn sinh lý kỳ nguyệt san
Sự thiếu hụt nội tiết tố nữ do buồng trứng bắt đầu già hóa đi khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Trường hợp tắt kinh cũng có thể xảy ra nếu trong vòng 12 tháng không có kinh liên tiếp, nếu không vẫn là kinh nguyệt không đều.
Triệu chứng kinh nguyệt rối loạn tuổi tiền mãn kinh như thế nào?
- Kinh thưa: Là chu kỳ kinh từ 35 ngày trở lên cho đến 3 tháng. Do trứng rụng không thường xuyên hoặc quá trình phóng noãn bị ảnh hưởng gây ra triệu chứng này. Triệu chứng này thông thường xảy ra ở hầu hết phụ nữ tiền mãn kinh.
- Kinh mau: Là chu kì kinh nguyệt dưới 3 tuần hoặc ngắn hơn do các nang noãn đột ngột phát triển và phóng noãn sớm.
- Mất kinh: Là hiện tượng không có kinh từ 3 tháng trở lên. Nếu mất kinh liên tục trong vòng 12 tháng phụ nữ đã bước sang giai đoạn mãn kinh.
- Rong kinh: Là tình trạng hành kinh kéo dài quá 7 ngày. Ở phụ nữ tiền mãn kinh chủ yếu là rong kinh cơ năng – do chịu ảnh hưởng của nội tiết tố thay đổi.
Phụ nữ 40 tuổi sẽ thường gặp phải một số vấn đề về kinh nguyệt
- Dấu hiệu khác:
+ Khô da, nhăn nheo da, da đàn hồi, tàn nhang lan nhanh.
+ Tóc bạc.
+ Suy giảm ham muốn tình dục.
+ Khô âm đạo.
+ Đi tiểu khó tự chủ.
+ Thường xuyên cáu gắt, lo âu, hồi hộp vô cớ.
+ Khó ngủ, ban đêm hay bị chuột rút ở chân.
Tất tần tật nguyên nhân gây mãn kinh
Khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, nhiều bộ phận bắt đầu suy giảm chức năng. Đối với cơ quan sinh sản cũng vậy. Hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh không chỉ đơn giản do tuổi tác mà còn có vô vàn lý do khác tạo nên:
Thứ nhất có thể thủ phạm số một vẫn luôn là rối loạn hormone. Những phản ứng tương tác giữa các hormone được sản sinh từ dưới đồi vỏ não ảnh hướng đến hoạt động buồng trứng gây ra rối loạn kinh nguyệt.
Sự suy giảm estrogen sẽ ảnh hướng đến hoạt động buồng trứng
Thứ hai chính là do stress – căng thẳng, lo âu đã tác động lên vùng đồi của vỏ não ngăn chặn không tiết hormone cho cơ thể.
Thứ ba rối loạn rụng trứng cũng là dấu hiệu của những bệnh cơ quan sinh sản, trong đó có u xơ buồng trứng, các khối u lành hoặc ác tính, tình trạng viêm nhiễm, hoặc các bệnh mạn tính như tiểu đường, các bệnh liên quan đến thận.
Thứ tư có thể do cân nặng đột ngột giảm, hoặc do các chị em dùng các loại thuốc có tác dụng phụ.
Phụ nữ tiền mãn kinh cần phải làm gì?
Đầu tiên, các chị em không nên lo lắng, bởi đây là dấu hiệu rất bình thường của tuổi tác. Tuy nhiên, để hạn chế những khó chịu do thiếu hụt hormone gây ra các chị em cần làm những việc sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng “hoàn hảo”: cơ thể đang thiếu hụt estrogen nên phụ nữ cần bổ sung thực phẩm có chứa estrogen tự nhiên cho cơ thể như: sữa đậu nành, trứng, các loại ngũ cốc, rau xanh… Đặc biệt có thể bổ sung estrogen bằng cách uống Vitamin E, D, dầu cá hoặc tinh chất mầm đầu nành. Điểm danh các thực phẩm vàng điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ mà chị em có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Rau củ là các siêu thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh
- Đừng quên bổ sung 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể.
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp lưu máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và xử lý sớm các bệnh phụ khoa.
- Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp để giữ được tinh thần thư thái, bình ổn.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên chị em cũng không nên chủ quan, thường xuyên đi khám phụ khoa 3 – 6 tháng/ lần để cơ thể khỏe mạnh.
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...