Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì và những tai hại không thể ngờ

70% con gái tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt. 50% những người mắc rối loạn kinh nguyệt mắc các căn bệnh về lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung… 20% người có hành kinh bất thường bị vô sinh – hiếm muộn.

Những con số thống kê của Bộ Y tế đã thể hiện rõ ràng mức độ phổ biến của rối loạn kinh nguyệt và những nguy cơ nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh nó ở nữ giới nói chung và tuổi dậy thì nói riêng hiện nay. Vậy biểu hiện nào cho thấy bạn đã mắc rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng kinh nguyệt bất thường?

1. Những điều bạn chưa biết về  rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Hầu hết các bạn gái lần đầu tiên có kinh nguyệt trong khoảng từ 10 – 16 tuổi. Chu kì kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu hành kinh của lần này đến ngày bắt đầu của lần sau. Chu kì bình thường có thể kéo dài trong khoảng từ 22 – 32 ngày. Tuy nhiên, khi gặp những bất thường về chu kì kinh, lượng máu kinh, đau bụng kinh dưới đây chứng tỏ bạn gái đã mắc rối loạn kinh nguyệt:

- Về chu kì kinh nguyệt

chu-ky-kinh-nguyet-tuoi-day-thi

Chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì sẽ không ổn định

Trong khoảng 2 năm đầu có kinh nguyệt, đa phần con gái không thấy chu kì kinh đều đặn mà vòng kinh khi đó có thể ngắn chỉ khoảng 2 – 3 tuần nhưng cũng có khi kéo dài tận 2 – 3 tháng. Tùy theo mức độ dài, ngắn của vòng kinh, bác sĩ cụ thể hóa với các dấu hiệu như sau:

+ Chu kì kinh ngắn: ít hơn 21 ngày.

+ Kinh nguyệt thưa: trong khoảng từ 36 – 6 tháng mới có kinh một lần.

+ Vô kinh: Vô kinh có hai dạng: vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Nếu quá tuổi dậy thì (trên 18 tuổi) mà không thấy có kinh thì người ta gọi là vô kinh nguyên phát. Còn vô kinh thứ phát là kinh nguyệt đột ngột mất hẳn khoảng 6 tháng trở lên.

+ Bế kinh (tắc kinh): Thông thường, kinh nguyệt biến mất khoảng 3 tháng mới có một lần là triệu chứng của bế kinh.

- Về lượng máu kinh và số ngày hành kinh

Máu kinh thông thường sẽ có màu đỏ, không vón cục, không mùi hôi. Lượng máu mất đi rơi vào khoảng 30ml – 70ml và liên tục trong 6 – 7 ngày là hiện tượng phổ biến đối với thiếu nữ tuổi dậy thì. Khi máu kinh ít hơn hoặc nhiều hơn con số này chứng tỏ bạn gái đã mắc các dấu hiệu về rối loạn kinh nguyệt được phân loại cụ thể như sau:

+ Máu kinh ít: khoảng 20ml và kéo dài trong khoảng 3 ngày. Hiện tượng này còn được gọi là thiểu kinh (kinh ít).

luong-mau-trong-ky-khong-deu

Lượng máu trong kỳ ở tuổi dậy thì còn chưa đều

+ Rong kinh: số ngày kinh kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu kinh trên 80ml.

+ Rong huyết: là hiện tượng đột ngột ra máu không theo bất cứ chu kì nào.

+ Máu kinh có biến đổi bất thường: màu đỏ tươi, đen nâu, vón cục, mùi tanh hôi.

- Đau bụng kinh

Với phụ nữ khi đến ngày “đèn đỏ” bụng dưới sẽ có biểu hiện hơi đau, chướng bụng do lớp niêm mạc tử cung bong tróc dẫn đến hiện tượng ra máu. Tuy nhiên nữ giới còn gặp phải vấn đề của rối loạn kinh nguyệt với biểu hiện đau bụng kinh dữ dội.

dau-bung-kinh-day-thi

Đau bụng kinh dậy thì

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh. Đây là hiện tượng đau bụng dưới quằn quại khi đến ngày hành kinh. Mỗi người có mức độ đau khác nhau, đồng thời có thể đau trước hoặc trong ngày hành kinh. Nếu mức độ đau dữ dội kèm sốt, nôn, co giật là dấu hiệu nguy hiểm của kinh nguyệt rối loạn cần được đi khám phụ khoa để có hướng điều trị kịp thời.

2.     Những tác nhân nào gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Kinh nguyệt thất thường tuổi dậy thì có 2 nguyên nhân chủ yếu liên quan đến hoạt động của buồng trứng và sự thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác không thể xem thường, cụ thể như sau:

-         Do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định: làm xuất hiện những vòng kinh có trứng và những vòng kinh không trứng. Thậm chí, khi trứng rụng ít (do cơ chế của noãn) khiến chu kì kinh dài khoảng 36 đến 2 - 3 tháng mới có một lần.

-         Do những bất thường ở vùng dưới đồi và tuyến yên trên vỏ não: Đây là nơi chi phối sự bài tiết hormon estrogen và progesterone của buồng trứng. Hai loại hormon này khiến niêm mạc tử cung dày lên và bong tróc gây nên hiện tượng chảy máu. Do đó, những dị tật ở vùng dưới đồi và tuyến yên đều có thể dẫn đến chu kì kinh thưa hoặc dày.

-         Do mắc bệnh buồng trứng đa nang: Đây là trường hợp buồng trứng có nhiều nang phát triển nhưng nang không chín và không phóng noãn khiến trứng không rụng nên không có kinh nguyệt.

-         Do rối loạn nội tiết: là hội chứng xuất phát từ não xuống buồng trứng kèm theo những biểu hiện không phát triển về cơ quan sinh dục phụ như: ngực nhỏ, không có lông mu, lông nách, âm hộ bé.

kinh-nguyet-tuoi-day-thi

Kinh nguyệt tuổi dậy thì ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

-         Do bất thường về sự phát triển của bộ phận sinh dục: cụ thể là khi cơ thể không phát triển một phần hoặc toàn bộ bộ phận sinh dục. Nếu liên quan đến tử cung, buồng trứng không phát triển hoặc phát triển kém dẫn tới hiện tượng trứng không rụng thì sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt.

-         Do yếu tố tâm lý: Độ tuổi dậy thì (từ 10 – 16 tuổi) tâm sinh lý có rất nhiều biến đổi.  Do những áp lực về học hành, gia đình khiến tâm lý căng thẳng tác động đến chu kì kinh nguyệt thất thường.

3.     Phải làm sao để đối phó với rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, rèn luyện thể dục, thể thao, ổn định tâm lý. Một số việc bạn cần làm như sau:

-         Sắp xếp thời gian học tập, ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục hợp lý.

-         Cùng nhau chia sẻ các kiến thức về kinh nguyệt, thoải mái tâm lý cho những thay đổi của cơ thể

Chia-se-ve-cac-van-de-kinh-nguyet-tuoi-day-thi

Chia sẻ những kiến thức về kinh nguyệt

-         Tránh thức quá khuya.

-         Không dùng các chất kích thích.

-         Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước.

Ngoài các phương pháp trên, bạn gái cần sử dụng thuốc hỗ trợ điều kinh giúp kinh nguyệt đều đặn, giảm đau bụng kinh, khí huyết lưu thông. Sản phẩm Nữ phụ khang của chúng tôi với thành phần hoàn toàn từ thảo dược Đông y sẽ giúp bạn khỏe mạnh, an toàn trong những ngày “đèn đỏ”. Dược phẩm được bào chế từ hoàng đằng, bồ công anh, thương nhĩ tử, tỳ giải, sa tiền, đan sâm… là những thảo dược có tác dụng bổ huyết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần sử dụng 6 – 8 viên/ngày chia đều 2 lần sáng tối là bạn hoàn toàn có thể tự tin đánh bật những cơn đau bụng kinh khốn khổ. Nữ phụ khang có giá thành phù hợp với tất cả mọi lứa tuổi là sản phẩm được khách hàng tin dùng.

Dưới đây là những phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng Nữ phụ khang:

Bạn Hoàng Thu Thủy (18 tuổi, Hà Nội): "Cháu vô cùng cám ơn Nữ phụ khang. Cháu đã vượt qua hoàn toàn cơn đau bụng kinh mệt mỏi suốt hơn 2 năm nay. Sau khi uống 1 tháng cháu thấy cơ thể khỏe mạnh, ăn uống tốt, không còn bị hành hạ vật vã bởi những cơn đau mỗi tháng. Cho cháu đặt thêm 3 hộp nữa nhé."

Chị Nguyễn Hồng Hà (44 tuổi, Nam Định): "Tôi thấy mình thật sáng suốt khi tin dùng sản phẩm Nữ phụ khang. Con gái tôi mới 17 tuổi, cháu có hành kinh không đều, đã chữa không ít nơi, tốn kém tiền bạc mà vẫn không đỡ. Tôi đã khuyên cháu dùng Nữ phụ khang khoảng 2 tháng nay và theo dõi thấy kì “đèn đỏ” của cháu đã đến đúng ngày. Tôi hoàn toàn nhẹ nhõm, không phải lo lắng vì sợ cháu sẽ ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ nữa. Cám ơn Nữ phụ khang rất nhiều!"

Chị Phạm Bích Thúy (25 tuổi, Phú Thọ): "Gia đình tôi vừa mới chào đón thành viên nhỏ được hơn 1 tháng. Nữ phụ khang đã giúp tôi làm vợ, làm mẹ đúng nghĩa. Trước đó kinh nguyệt của tôi rất thất thường, khoảng 2 -3 tháng mới có một lần. Tôi đi khám và được bác sĩ chỉ định dùng Nữ phụ khang liên tục trong vòng 3 tháng. Kì kinh của tôi đã hoàn toàn bình thường như những người phụ nữ khác làm tăng cơ hội thụ thai. Tôi thật sự hạnh phúc khi mình làm mẹ, cám ơn Nữ phụ khang!"

vien-uong-nu-phu-khang

Nữ phụ khang chúc bạn luôn có một cơ thể khỏe mạnh, tự tin!

Tags: Triệu Chứng , Chu Kỳ Kinh Nguyệt , Điều Trị , Rối Loạn Kinh Nguyệt , Nguyên Nhân
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng