Giải đáp thắc mắc: 3 tháng mới có kinh nguyệt 1 lần có làm sao không?
Bài viết liên quan:
Trị bế kinh bằng bài thuốc Y học cổ truyền: tại sao không thử?
Bài thuốc "vàng" Đào hồng Tứ vật thang trị rối loạn kinh nguyệt cho nữ giới
3 tháng mới có kinh nguyệt 1 lần: Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Thông thường, chu kì kinh nguyệt của chị em khỏe mạnh sẽ kéo dài trong khoảng 21 – 35 ngày. Khi chu kì kinh nguyệt kéo dài trên 35 ngày đã được coi là rối loạn kinh nguyệt. Kì kinh 3 tháng mới có 1 lần còn được gọi là kinh thưa, chậm kinh, trễ kinh, bế kinh... cần phải được thăm khám để xác định nguyên nhân.
Kinh nguyệt 3 tháng mới có 1 lần có nguy hiểm không? Tình trạng này mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản, gây khó thụ thai, tăng khả năng vô sinh – hiếm muộn. Chậm kinh, bế kinh bất thường còn do nhiều căn bệnh phụ khoa, bệnh ở cơ quan sinh sản cần phải được điều trị sớm để cơ thể khỏe mạnh.
Kinh nguyệt 3 tháng mới có 1 lần khiến chị em bất an
Top 9 nguyên nhân khiến kinh nguyệt 3 tháng mới có 1 lần
Bạn đang không biết vì sao 3 tháng mới có kinh nguyệt 1 lần. Cùng tìm hiểu nguyên nhân dưới đây nhé:
1. Do tâm lý căng thẳng, stress
Những chị em phải làm việc căng thẳng, stress, mệt mỏi hoặc có tổn thương tâm lý trong thời gian dài đều ảnh hưởng đến nội tiết tố, sản sinh hormone khiến kinh nguyệt 3 tháng mới có 1 lần.
Lời khuyên của bác sĩ: Bạn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hoặc có thể chia sẻ áp lực với người thân cận, tập Yoga, nghe nhạc... để ngăn chặn stress. Stress là vấn đề không thể tránh khỏi trong xã hội hiện đại, nhưng hãy biết cách cân bằng để cơ thể khỏe mạnh, điều hòa nội tiết tố sẽ giúp kì kinh của bạn bình thường trở lại.
Đừng để stress ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
2. Vận động quá mức
Những vận động viên, người ham tập thể dục quá mức để giảm cân, người lao động thể lực nặng nhọc.... đều khiến hormone tuyến yên và tuyến giáp của bạn bị biến động. Điều này có thể gây ức chế cho chu kì kinh nguyệt của bạn, làm kì kinh đến chậm hơn so với bình thường.
Lời khuyên của bác sĩ: Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn chỉ nên giới hạn tập luyện khoảng 30 phút đến 1 tiếng, chú trọng các môn thể thao vừa sức như: Erobic, Yoga, đạp xe, đi bộ, đi bơi... sẽ giảm stress, tăng cường miễn dịch và góp phần tác động đến hormone, điều hòa nội tiết trong cơ thể.
3. Không kiểm soát cân nặng
Dù thừa cân hay thiếu cân quá mức đều gây ảnh hưởng đến hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Béo phì, thừa cân hay thiếu dinh dưỡng đều khiến kì kinh của bạn rối loạn, làm 3 tháng mới có kinh nguyệt 1 lần, hoặc kinh nguyệt thất thường khó dự đoán.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa: Bạn nên kiểm soát cân nặng đạt chuẩn BMI, không nên để tăng cân béo phì, cũng như không nên thiếu hụt quá nhiều dinh dưỡng để ép cân. Hãy cân bằng chế độ ăn, tăng cường nhóm thực phẩm giàu rau xanh, hoa quả, đậu, các loại hạt... để tăng cường hormone cho cơ thể.
Béo phì thừa cân gây rối loạn kinh nguyệt
4. Do một số bệnh mãn tính
Nếu bạn đang bị đái tháo đường, huyết áp, bệnh tuyến giáp, buồng trứng đa nang, bệnh ở tuyến yên, u nang buồng trứng, bệnh ở tuyến thượng thận.... đều khiến xáo trộn hormone làm kinh nguyệt đến chậm.
Lời khuyên của bác sĩ: Bạn nên đi thăm khám tổng quát để xác định nguyên nhân và điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
5. Do tiền mãn kinh
Chị em khi bước vào độ tuổi từ 45 – 50 tuổi sẽ mãn kinh. Nhiều chị em do áp lực tinh thần, lối sống không lành mạnh đã xuất hiện các triệu chứng tiền mãn kinh từ sau 35 tuổi. Biểu hiện của tiền mãn kinh là buồng trứng hoạt động kém, sản sinh hormone kém khiến kinh nguyệt 3 tháng mới có 1 lần.
Lời khuyên của bác sĩ: Nếu bạn đang trong độ tuổi từ 30 – 40 đã nhận thấy các triệu chứng mãn kinh như kinh nguyệt rối loạn, mất ngủ, bốc hỏa về đêm, tâm trạng hay cáu gắt, chuột rút về đêm.... nên đi thăm khám để được tư vấn điều trị sớm.
6.Do độ tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là khi bé gái bắt đầu có kinh nguyệt, thường trong độ tuổi từ 11 – 18 tuổi. Đây là nhóm đối tượng buồng trứng và tử cung mới đưa vào hoạt động làm hormone nội tiết tố còn nhiều rối loạn khiến bạn phải đối mặt với chậm kinh hoặc rong kinh, kinh nguyệt sớm....
Lời khuyên của bác sĩ: Bạn nên theo dõi chu kì kinh trong khoảng 1 năm đầu mới có kinh, nếu đi kèm với các biểu hiện tiền kinh nguyệt như đau bụng kinh, bụng chướng, mệt mỏi... hãy đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn. Ngoài ra, độ tuổi này nên ăn uống khoa học, chơi thể thao đều đặn, nghỉ ngơi đúng giờ giấc để hormone nội tiết được cân bằng.
Hãy trao đổi với người thân về sức khỏe sinh sản ở tuổi dậy thì
7. Do tác dụng phụ của thuốc
Có rất nhiều loại thuốc điều trị trầm cảm, thuốc an thần, loạn thần hoặc thuốc điều trị các bệnh lý như huyết áp, tuyến giáp, hóa trị ung thư... đều có thể là nguyên nhân khiến chu kì kinh của bạn 3 tháng mới có 1 lần. Đặc biệt những chị em sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hay hàng ngày cũng khiến nguy cơ rối loạn kinh nguyệt tăng cao.
Lời khuyên của bác sĩ: Bạn nên chú ý sử dụng thuốc theo đúng tư vấn của bác sĩ. Nếu chu kì kinh nguyệt rối loạn do dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến để có thể thay đổi loại thuốc điều trị khác ít tác dụng phụ hơn.
8. Liệu pháp điều trị bằng hormone
Những chị em bị suy buồng trứng muốn mang thai thường phải áp dụng biện pháp điều trị bằng hormone, hoặc việc bạn dùng thuốc tránh thai, cấy que tránh thai cũng tác động đến hormone nội tiết tố... làm rối loạn chu kì rụng trứng và kinh nguyệt.
Lời khuyên của bác sĩ: Bạn nên nói rõ với bác sĩ những vấn đề mình gặp phải khi sử dụng biện pháp tránh thai hoặc điều trị liệu pháp hormone để được bác sĩ tư vấn.
9.Do chị em cho con bú
Phụ nữ sau sinh và cho con bú sẽ tự động sản sinh hormone khiến bạn hoàn toàn không có kinh nguyệt hoặc chu kì kinh rối loạn. Nhất là khi bạn cho con bú hoàn toàn hiện tượng này càng rõ rệt.
Lời khuyên của bác sĩ: Bạn đừng nghĩ không có kinh khi cho con bú là không thể có khả năng mang thai. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, hãy sử dụng biện pháp tránh thai để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. Khoảng 18 tháng sau khi sinh con mà chu kì kinh nguyệt của bạn vẫn rối loạn hãy đi thăm khám để được tư vấn.
3 tháng mới có kinh nguyệt 1 lần hẳn sẽ khiến bạn vô cùng lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến chu kì kinh nguyệt của bạn. Bạn hãy chú ý chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp, tránh xa stress để cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...