8 câu hỏi giúp chị em sớm phát hiện bệnh viêm cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh đứng đầu gây tử vong ở nữ giới. Bệnh có thể hình thành từ những viêm nhiễm rất nhỏ ở cổ tử cung.

Bệnh ở cổ tử cung là căn bệnh hàng đầu ở đường sinh dục nữ. Bệnh có thể biến chứng thành ung thư cổ tử cung nếu như chị em không phát hiện được viêm nhiễm và không điều trị kịp thời.

Dưới đây là 8 câu hỏi giúp chị em có thể phát hiện sớm viêm cổ tử cung, đặc biệt là phòng tránh ung thư cổ tử cung:

1.     Thế nào là cổ tử cung bình thường?

Cổ tử cung bình thường là khi thăm khám không phát hiện được bất cứ ổ viêm loét nào, hồng hào và trơn bóng. Ngoài ra, bạn cũng nhận thấy dịch tử cung có màu trắng trong, dai như lòng trắng trứng gà, không ngứa âm đạo.

2.     Vậy thế nào là cổ tử cung không bình thường?

Cổ tử cung viêm nhiễm có thể được phát hiện thông qua dịch tử cung màu trắng đục, vàng, xanh, vón cục, mùi hôi. Khi soi cổ tử cung phát hiện bề mặt sần sùi, màu đỏ hồng, có vết viêm loét. Đặc biệt, nếu bác sĩ bôi dung dịch Lugol 3-5% thấy màu không đều, ở vùng viêm loét không thấm được dung dịch.

3.     Dấu hiệu nào để biết cổ tử cung viêm nhiễm nặng

Viêm nhiễm nặng không chỉ được phát hiện dựa trên khí hư mà còn có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu lâm sàng khác như: quan hệ đau rát, chảy máu bất thường, âm đạo ngứa ngáy, khó chịu, kinh nguyệt rối loạn…

8 câu hỏi giúp chị em sớm phát hiện bệnh viêm cổ tử cung

Hình ảnh cổ tử cung viêm nhiễm

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác mức độ viêm nhiễm, chị em cần tới bệnh viện hoặc phòng khám phụ khoa để được làm một số xét nghiệm.

4.     Thăm khám như thế nào để biết mức độ viêm nhiễm?

Cụ thể, khi khám phụ khoa bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi về triệu chứng lâm sàng, sau đó dùng dung dịch Lugol 3-5% thấm vào cổ tử cung, dựa vào kết quả thăm khám để chẩn đoán bệnh nặng hay nhẹ, viêm loét cổ tử cung hay viêm lộ tuyến cổ tử cung.

5.    Làm thế nào để biết tại cổ tử có nguy cơ liên quan đến gây ung thư hay đã mắc ung thư?

Cách tốt nhất để phát hiện được ung thư là bạn nên thực hiện phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung, bao gồm:

-    Phương pháp VIA (chấm dung dịch Axit Acetic 3%).

-    Xét nghiệm tế bào âm đạo cổ tử cung (PAP, E-Pret). 

Dựa vào kết quả này bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra yêu cầu cần thiết làm sinh thiết tại chỗ và xét nghiệm tìm vi rút HPV (loại vi rút gây ung thư) hay không. 

6.     Nhóm người nào có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

Những trường hợp dưới đây cần đặc biệt cẩn trọng với bệnh ung thư cổ tử cung:

- Chị em bị viêm nhiễm sinh dục tái phát nhiều lần, đặc biệt là viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến.

- Người mắc bệnh lây lan qua đường tình dục, nhất là bệnh Sùi mào gà.

- Người quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng biện pháp an toàn.

- Quan hệ tình dục quá sớm ( trước 17 tuổi), phụ nữ sinh nở hoặc phá thai nhiều lần.

- Chị em vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.

- Chị em độ tuổi tiền mãn kinh.

7.  Những dấu hiệu nào nghi ngờ về ung thư cổ tử cung?

Khi mắc viêm cổ tử cung, chị em cần đặc biệt chú ý một vài biểu hiện dưới đây có thể là biến chứng dẫn tới ung thư cổ tử cung:

- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục.

- Bước sang tuổi mãn kinh nhưng vẫn ra máu.

- Dịch âm đạo nhiều, mùi hôi, khó chịu.

- Đau đớn vùng xương chậu.

- Đau đớn khi đi tiểu, trong nước tiểu có dính phân.

8.  Cách phòng tránh viêm nhiễm tại cổ tử cung và ung thư cổ tử cung?

Bạn cần chú ý những thói quen đơn giản dưới đây để tránh bệnh ở cơ quan sinh dục:

- Theo dõi khí hư và chu kì kinh nguyệt, nếu có biểu hiện bất thường cần phải lập tức đi khám.

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày 2 lần với nước sạch, không thụt rửa vào trong âm đạo. 

- Chú ý vệ sinh âm hộ cẩn thận trong ngày nguyệt san, trước và sau khi quan hệ tình dục.

- Khám phụ khoa định kì để điều trị sớm nhất các bệnh viêm nhiễm.

 

Tags: Viêm Cổ Tử Cung
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng