Bắt bệnh phụ khoa từ… “mùi” vùng kín

Viêm nhiễm phụ khoa khiến vùng kín của chị em có mùi khó chịu. Dưới đây là những căn bệnh phụ khoa thường gặp, có thể nhận biết qua … mùi hôi vùng kín!

Khi cơ thể khỏe mạnh, vùng kín của chị em sẽ không có mùi hôi, khí hư ra ít và dịch màu trắng trong như lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nếu đột ngột phát hiện khí hư ra nhiều, mùi khó chịu khiến chị em liên tưởng tới mùi cá ươn, mùi bia… thì hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám kịp thời.

1.    Mùi “cá ươn”

Theo các chuyên gia, mùi cá ươn bên ngoài âm hộ có thể do bạn đang mắc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo, tiếng Anh gọi là bacterial vaginosis.

Bắt bệnh phụ khoa từ… “mùi” vùng kín

Mùi cá ươn (Ảnh minh họa).

Trong môi trường âm đạo đều nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, khi chúng được cân bằng trong độ PH ổn định sẽ giúp âm đạo khỏe mạnh. Trường hợp  vi khuẩn có hại nhiều hơn vi khuẩn có lợi sẽ khiến chị em mắc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo.

Tình trạng này dẫn tới triệu chứng khí hư ra nhiều màu vàng, trắng, cơ quan sinh dục ngứa ngáy và có mùi “cá ươn”.

2.    Mùi men chua

Bạn cảm giác “cô bé” có mùi chua như bia lên men? Đó chính là do ảnh hưởng của nấm Candida Albicans xuất hiện bên trong âm đạo và gây nên bệnh. 

Hầu hết chúng ta đều phải đối diện với nấm Candida trong vòm miệng và ruột, đặc biệt với riêng phụ nữ, nấm Candida Albicans còn kí sinh ở môi trường ẩm ướt của  âm đạo. Khi chúng sinh sôi quá nhanh sẽ dẫn tới ngứa ngáy âm đạo, khí hư có màu trắng đục dạng như bã đậu và vùng kín có mùi lên men chua.

3.    Nặng mùi hôi khó chịu

Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis) là lí do âm đạo có mùi hôi khó chịu. Trùng roi chủ yếu lây lan thông qua quan hệ tình dục.

Bệnh rất dễ lây lan do trùng roi có thể kí sinh ở bồn tắm hay thậm chí khăn tắm ẩm ướt. Cơ quan sinh dục của nam giới cũng có thể mắc bệnh này, vì vậy khả năng quan hệ tình dục không an toàn sẽ dẫn tới lây bệnh cho bạn tình cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng roi là khí hư có màu xanh, sủi bọt và mùi hôi. Điều trị trùng roi chủ yếu sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

4.    Mùi hành hoặc tỏi

Khi chế độ ăn của chị em nhiều hành tỏi, cũng có thể khiến khí hư có mùi đặc trưng này. Tuy nhiên, nếu mùi này kéo dài lâu và không dứt thì có thể vi khuẩn đang cư trú ở âm đạo, hậu môn, niệu đạo của bạn. 

Bắt bệnh phụ khoa từ… “mùi” vùng kín

Mùi hành tỏi (Ảnh minh họa).

Bạn hãy thường xuyên thay quần lót và vệ sinh vùng kín bằng nước ấm để ngăn ngừa viêm nhiễm.

5.    Mùi thịt ôi

Mùi này thường xuất hiện trong ngày hành kinh, khi máu kinh ra nhiều mà chị em chưa thay băng vệ sinh. Chị em nên thường xuyên làm sạch vùng kín, đặc biệt trong ngày kinh nguyệt, thay băng 3 – 4 tiếng/ lần để cơ quan sinh sản được khỏe mạnh nhé!

Khi nhận thấy vùng kín của bạn có mùi bất thường hãy đi khám phụ khoa và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

 

Tags: Viêm Âm Đạo
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng