Các bước khám viêm phần phụ cơ bản chị em cần biết
Viêm phần phụ là một trong những căn bệnh phụ khoa điển hình ở nữ giới. Bệnh xuất phát do các nguyên nhân sau:
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Vệ sinh vùng kín sai cách.
- Viêm nhiễm từ cổ tử cung, tử cung xâm lấn lên phía trên.
- Nạo phá thai gây viêm nhiễm.
Do vậy, tìm hiểu về viêm phần phụ là điều chị em nào cũng cần biết. Triệu chứng của bệnh như thế nào? Và các bước khám bệnh cụ thể ra sao?
Khi nào bạn cần phải kiểm tra phần phụ?
Viêm nhiễm phần phụ xảy ra khi cơ quan vòi trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng rộng bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Các vi khuẩn gây bệnh có thể khiến vòi trứng bị tắc nghẽn, xoắn bện, ứ nước hoặc buồng trứng viêm, hình thành dịch mủ… cản trở quá trình thụ thai.
Hình ảnh viêm phần phụ ở nữ giới.
Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm phần phụ mà chị em nào cũng có thể mắc phải:
- Cơ thể sốt cao âm ỉ kéo dài.
- Đau đớn phần bụng dưới.
- Buồn nôn, nôn và chóng mặt.
- Đi tiểu buốt, táo bón.
- Đau lưng.
- Khí hư nhiều và bất thường: dịch mủ vàng, xanh và có mùi hôi khó chịu.
Khi phát hiện các dấu hiệu trên, chị em cần lập tức tới phòng khám chuyên khoa để tiến hành thăm khám và điều trị phù hợp với thể trạng và tình hình bệnh lý.
Các bước thăm khám viêm phần phụ như thế nào?
Khi tới phòng khám phụ khoa uy tín, chị em sẽ được thăm khám cẩn thận theo các bước như sau:
- Bước 1: Siêu âm chẩn đoán bệnh:
Đây là bước đầu tiên sử dụng kĩ thuật hiện đại để siêu âm vùng tử cung và vòi trứng, giúp bác sĩ phát hiện tình trạng ống dẫn trứng có bình thường hay không. Trường hợp ống dẫn trứng bị tích nước, ứ đọng, hoặc có dịch mủ sẽ nhanh chóng được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán.
- Bước 2: Xét nghiệm máu:
Theo nghiên cứu y khoa, tỉ lệ bạch cầu của người mắc bệnh thường cao hơn so với những người không mắc bệnh, vì thế xét nghiệm máu là bước thứ 2 cần thiết để chắc chắn bạn có mắc viêm nhiễm phần phụ hay không.
- Bước 3: Xét nghiệm nước tiểu:
Viêm nhiễm tại các cơ quan phần phụ cũng có thể dễ dàng lây nhiễm sang cơ quan lân cận. Do vậy, chị em nên làm xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán xem mình có mắc bệnh về đường tiết niệu hay không.
- Bước 4: Xét nghiệm dịch âm đạo:
Một số trường hợp viêm nhiễm phần phụ là do viêm âm đạo xâm lấn lên cơ quan sinh sản. Tiến hành làm xét nghiệm dịch âm đạo để phát hiện các vấn đề bệnh lý xung quanh âm đạo và có hướng điều trị triệt để nhất.
- Bước 5 - soi âm đạo:
Thông qua máy nội soi, bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát được tình trạng cổ tử cung hay âm đạo có bị xung huyết, viêm loét hay không.
- Bước 6: Nội chẩn:
Nội chẩn phụ khoa là bước cuối cùng để xác định đúng tình trạng bệnh lý và lựa chọn phác đồ điều trị triệt để nhất.
Phòng tránh viêm phần phụ như thế nào?
Chỉ cần nhớ một vài chú ý dưới đây là chị em sẽ không lo mắc viêm phần phụ:
- Khám phụ khoa định kì để phát hiện và điều trị sớm các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa nhẹ, tránh để vi khuẩn xâm lấn.
- Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để tránh lây lan bệnh và phòng tránh thai ngoài ý muốn.
- Giữ gìn sức khỏe sinh sản, hạn chế tối đa làm các thủ thuật sản khoa như nạo phá thai.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa âm đạo, đặc biệt chú ý vệ sinh vào thời điểm “nhạy cảm” của ngày kinh nguyệt.
Viêm phần phụ không quá nguy hiểm và khó điều trị nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do vậy, chị em cũng không nên quá lo lắng khi phát hiện bệnh!
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...