Chữa khí hư bất thường bằng món ăn dân gian

Đông y gọi bệnh liên quan đến khí hư ở nữ giới là đới hạ. Nhờ các món ăn giúp bổ huyết, ôn hàn, thanh nhiệt… sẽ giúp loại bỏ các triệu chứng bất thường

Khí hư hay còn gọi là bệnh đới hạ, huyết trắng. Y học cổ truyền cho rằng bệnh xuất phát do huyết nhiệt, dư hàn, vì vậy cần phải áp dụng các bài thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng để thanh nhiệt, bổ huyết, ôn hàn, hóa đàm… giúp tử cung hoạt động tốt và hiệu quả hơn. Dưới đây là danh sách 5 món ăn chị em có thể bổ sung trong thực đơn gia đình đem lại giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất cao:

1. Thịt trai lá hẹ

Bạn cần chuẩn bị khoảng 200g thịt trai, đem sơ chế sạch sẽ bằng rượu, rồi cho vào nấu chung với lá hẹ trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày ăn 1 lần vừa giúp cơ thể bổ sung canxi, vừa cải thiện tình trạng khí hư ồ ạt.

canh-he-nau-trai-chua-khi-hu
Canh hẹ nấu trai chữa khí hư

2. Chè bí đao hạt sen

Chỉ cần chuẩn bị 30g bí đao cùng 15g hạt sen, 10 quả bạch quả, 15g bột hồ tiêu 15g và đường đủ dùng. Bạn đem bí đao rửa sạch, lọc bỏ tâm xanh của hạt sẹt, bạch quả bỏ hết vỏ, lấy phần thịt bên trong. Sau đó, đổ các nguyên liệu vào nồi, cho khoảng 500ml nước đun sôi 30 phút. Sau khi hoàn thành chia làm 2 lần ăn vào sáng và tối. Mỗi tuần sử dụng 2 – 3 lần để có kết quả.

3.      Canh thịt lợn rau muống 

Đây là món ăn rất dễ làm và nguyên liệu quen thuộc: 1 bó rau muống, 250g thịt lợn cùng 90g bạch cẩm tươi. Bạn đem rửa sạch rau muống, lọc và cắt thành khúc nhỏ, thịt lợn thái miếng vuông vừa ăn, hoa bạch cẩm rửa qua nước. Đầu tiên, đem thịt lợn vào luộc chín nhừ, rồi bỏ thêm rau muống, bạch cẩm vào đun chín. Mỗi ngày ăn 1 lần là được.

rau-muon-thit-lon-tri-khi-hu

4.     Cá chép hấp bạch thược, đảng sâm, phục linh

Đảng sâm, bạch thược, phục linh là những vị thuốc quen thuộc của Đông y, được dùng để bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, loại bỏ khí hư bạch đới. Chị em chuẩn bị khoảng 500g cá chép, 15g bạch thược, 10g phục linh, 10g đảng sâm cùng 6g gừng, muối và gia vị vừa đủ. Lấy các vị thuốc rửa sạch rồi cho vào nồi, đong khoảng 4 bát nước đun sôi cô đặc còn khoảng 2 bát thì tắt bếp. Cá chép bạn cũng cần đánh sạch vảy, bỏ hết mang và ruột, rửa sạch sẽ, gừng bạn đem thái chỉ hoặc băm nhỏ đều được. Sau khi đun thuốc xong xuôi, bạn cho cá chép và thuốc vào bát, hấp cách thủy bằng lửa nhỏ trong khoảng 30 phút để cá chín nhừ. Bạn có thể cho gia vị vào vừa ăn hoặc dùng chung với cơm, nước mắm, muối ớt đều có giá trị dinh dưỡng cao.

5.      Canh giá sơn dược, câu kỷ tử

Sơn dược và câu kỷ tử cũng là 2 loại thảo dược trong Y học cổ truyền mà bạn có thể tìm thấy ở các hiệu thuốc Đông y. Chị em cần mua đúng liều lượng khoảng 20g sơn dược, 15g câu kỷ tử, 80g giá đỗ cùng các gia vị: gừng, hành, dầu ăn, mắm muối đủ dùng. Đem rửa sạch, ngâm nước qua đêm rồi cắt miếng sơn dược; sơ chế sạch sẽ câu kỷ tử, giá đỗ, xắt hành thành cọng dài, lá cắt nhỏ, gừng đập dập. 

Chị em lưu ý làm canh theo công thức sau: Đổ dầu vào làm nóng chảo rồi thả hành và gừng vào phi thơm. Sau đó, đun sôi lượng nước vừa đủ, cho hết các nguyên liệu vào đun sôi trong khoảng 10 phút rồi nêm gia vị vừa miệng là dùng được. Mỗi ngày ăn khoảng 1 lần. Duy trì trong 1 tuần sẽ thấy triệu chứng khí hư giảm rõ rệt.

Như vậy chị em đã có trong tay 5 công thức món ăn vừa dễ dàng thực hiện vừa có khả năng chống lại viêm nhiễm, bệnh tật. Chị em nên duy trì chế độ ăn dinh dưỡng này mỗi ngày để hạn chế tình trạng khí hư ồ ạt và có mùi hôi khó chịu

Tags: Điều Trị , Khí Hư , Cẩm Nang Mẹo Vặt
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng