Chữa khí hư ở nữ giới trong Đông y

Đông y gọi bệnh liên quan đến khí hư bất thường là đới hạ. Nguyên nhân gây bệnh là do thấp nhiệt, tỳ hư, đàm thấp, … đều có các bài thuốc đặc trị.

Theo Y học cổ truyền, bệnh khí hư (đới hạ) bao gồm 5 dạng bất thường với tên gọi và triệu chứng như sau:

-         Dịch âm đạo màu xanh như mủ, có tạp khuẩn, được gọi là thanh đới.

-         Dịch tử cung màu trắng đặc như bột, đặc sánh, được gọi là bạch đới.

-         Dịch màu vàng như mủ sữa, gọi là hoàng đới.

-         Khí hư màu đỏ nhạt là xích đới.

-         Khí hư màu đen, nâu, mùi hôi là hắc đới.

Y học hiện đại tìm ra nguyên nhân khí hư biến đổi về màu sắc và lượng chất là do viêm nhiễm âm đạo, tử cung, xuất phát từ vi khuẩn, nấm, tạp trùng tấn công và gây bệnh. Đông y cho rằng bệnh hình thành do các yếu tố từ bên trong, mất cân bằng âm dương mà thành. Cụ thể nguyên nhân và bài thuốc điều trị đới hạ theo Y học cổ truyền như sau:

1.     Trị đới hạ do thấp nhiệt

Bệnh nhân mắc thấp nhiệt sẽ có triệu chứng: dịch tử cung màu vàng, nặng hơn có thể lẫn máu, mùi tanh, cơ thể chóng mặt, đau đầu, khó ngủ, tiểu tiện màu đỏ, rêu lưỡi vàng, đại tiện khó khăn. Thấp nhiệt cần áp dụng bài thuốc thanh nhiệt, trừ thấp với các thảo dược như sau:

Nhân trần                    20g                    Xa tiền                        16g

Trạch tả                      12g                    Trư linh                      12g

 Phục linh                    12g                    Chi tử                          8g

Xích thược                  8g                      Đan bì                        8g

Liều dùng: Chị em đem bài thuốc sắc lấy khoảng 250ml uống 2 lần sáng và tối sau khi ăn. Áp dụng khoảng 7 ngày – 7 thang là được.

chua-khi-hu-voi-dong-y
Chữa khí hư với các thảo dược trị thấp nhiệt

Ngoài ra, có thể kết hợp phương pháp châm cứu, bấm huyệt vào các huyệt đạo đới hạch, tam âm giao, hoàn du, khí hải, hành giang, âm lăng tuyền.

2.     Chữa khí hư do tỳ hư

Người mắc tỳ hư có triệu chứng dịch nhờn tử cung màu vàng hoặc trắng, đặc dính nhưng không có mùi hôi, tứ chi bất kể mùa nào cũng lạnh buốt, mặt trắng bạch, hai chân phù nề. Thể bệnh này cần dùng bài thuốc giúp kiện tỳ:

Hoài sơn                      20g                    Bạch truật                    20g

Sài hồ                          12g                    Bạch thược                  12g

Xương truật                  8g                      Trần bì                        8g

Cam thảo                    8g                      Táo tàu                        8g

Khiếm thực                  16g                    Đẳng sâm                    16g

Ý dĩ                            16g                    Liên nhục                    16g

Tỳ giải                        16g

Liều dùng: Tương tự, chị em đem các vị thuốc với liều lượng vừa đủ đun sôi, chắt lọc còn khoảng 300ml nước uống 2 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, có thể kết hợp châm cứu các huyệt đới mạch, khí hải, hoàn du, túc tam lý, tam âm giao, phong long trong khoảng 10 ngày.

3.     Trị khí hư do đàm thấp

Chị em sẽ có biểu hiện khí hư đặc xoắn như đờm, mủ, người tăng cân, nặng đầu, miệng nhạt, mất vị giác, ăn uống kém, chướng bụng dưới, sắc lưỡi màu trắng rêu. Với triệu chứng này, chị em cần dùng các vị thuốc kiện tỳ, tiêu đờm để trừ thấp:

Liên nhục                    16g                Khiếm thực                  16g

Đẳng sâm                    16g                Bạch truật                    12g

Bạch linh                      12g                    Trần bì                        10g

Bán hạ                        8g

Liều dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, chia làm 2 lần uống  sáng và tối. Dùng khoảng 14 thang kết hợp với châm cứu các huyệt mạch quan nguyên, tam âm giao, khí hải, bạch hoàn du, túc tam lí sẽ có hiệu quả.

4.     Chữa khí hư do can uất

Bệnh khiến chị em thấy dịch âm đạo có màu trắng dính, hồng nhạt, ra nhiều, rối loạn kinh nguyệt, đau tức hai bên bụng, miệng khô đắng, nước da vàng nhợt nhạt, tiểu tiện nước vàng đục.

chua-khi-hu-voi-dong-y-1
Kết hợp châm cứu chữa bệnh hiệu quả khi mới chớm bệnh

Theo Đông y, đây là triệu chứng chớm bệnh, vì vậy có thể áp dụng châm cứu các huyệt đạo: tam âm giao, khí hải, đới mạch, thái xung, hành gian, bạch hoàn du khoảng 10 ngày là khỏi.

5.     Trị đới hạ do thận hư

Triệu chứng của thận hư là: dịch loãng như nước và có màu trắng trong, nước da xạm, đen, cơ thể mỏi mệt, chân tay lạnh, tiểu tiện nước trong, rêu lưỡi trắng. Đông y áp dụng bài thuốc bổ thận như sau:

Thục địa                      16g                    Khiếm thực                  12g

Bạch linh                      12g                    Đan bì                        12g

Quế chi                        10g                    Táo tàu                        10g

Sơn thù                        10g                    Cam thảo                    4g

Trạch tả                      10g                    Phụ tử                          10g

Nếu như bệnh nặng có thể thêm thảo dược hà thủ ô và mẫu lệ. Liều dùng mỗi ngày 1 thang, uống 2 lần trong ngày. Trị thận hư không cần áp dụng phương pháp châm cứu, chỉ cần uống thuốc khoảng 15 thang là khỏi. Điều trị khí hư bằng Đông y đòi hỏi chị em phải kiên trì và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của lương y. Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh đới hạ, chị em nên tới các phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Tags: Điều Trị , Khí Hư
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng