Điểm danh 3 căn bệnh viêm nhiễm điển hình khi mang thai
Khi mang thai, hormone trong cơ thể chị em sẽ không ngừng biến động. Điều này dẫn tới khí hư ra nhiều hơn, âm đạo ẩm ướt hơn. Nếu như không được vệ sinh cẩn thận sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa. Dưới đây là 3 bệnh viêm nhiễm điển hình mà mẹ bầu có khả năng phải đối mặt:
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (gọi tắt là UTIs) là một dạng nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở chị em đang mang bầu. Có 2 lí do chính dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu thường gặp là:
- Do nồng độ hormone progesterone đột ngột tăng cao khi chị em mang thai. Hormone này tác động dẫn tới dòng chảy nước tiểu chậm, tăng nguy cơ tích tụ các loại vi khuẩn trong đường tiết niệu.
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ cũng có thể dẫn tới vi khuẩn lây lan sang niệu đạo và đường tiết niệu.
Viêm nhiễm đường tiết niệu - căn bệnh gặp ở cả nam và nữ giới
Viêm nhiễm đường tiết niệu thường hình thành do vi khuẩn tấn công và sinh sôi trong đường tiết niệu của bà bầu. Vì vậy còn có tên gọi khác là viêm bàng quang. Người bệnh thường có các biểu hiện bệnh như sau:
- Cảm thấy đau rát, khó chịu khi đi tiểu.
- Liên tục muốn đi tiểu nhưng tiểu ít.
- Đau đớn vùng xương chậu.
- Nước tiểu màu đục, mùi hôi.
Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, chị em cần phải lập tức đi khám, làm xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh. Chị em không nên chủ quan bởi bệnh có thể biến chứng thành viêm thận, tăng nguy cơ sản giật, sinh non.
2. Nhiễm khuẩn âm đạo
Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong mọi độ tuổi. Khi vi khuẩn tấn công qua đường âm đạo sẽ tích tụ và gây nên bệnh. Chị em sẽ có các biểu hiện bệnh lý quen thuộc như:
- Dịch tử cung loãng hoặc đặc xoắn, màu trắng đục, vàng, xanh, có mùi hôi.
- Ngứa âm đạo.
- Đau đớn khi quan hệ tình dục.
Âm đạo bị nhiễm khuẩn sẽ khiến mẹ bầu phải đối diện với nguy cơ sinh non, vỡ ối sớm, em bé sinh thường có thể bị viêm giác mạc, viêm đường hô hấp. Khi nhận thấy một trong các dấu hiệu bệnh lý trên, chị em nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc đặt theo cảm tính có thể gây nguy hại đến thai nhi.
3. Nhiễm nấm âm đạo
Âm đạo nhiễm nấm là khi môi trường âm đạo có nhiều nấm gây hại phát triển. Tình trạng này rất quen thuộc ở các mẹ bầu. Loại nấm phổ biến nhất là Candida, kí sinh nhiều trong âm đạo của phụ nữ, tiến triển thành bệnh khi loại nấm này gia tăng nhanh về số lượng, khiến âm đạo ngứa ngáy, khó chịu.
Nhiễm nấm âm đạo
Hormone của phụ nữ mang thai tăng cao khiến môi trường âm đạo thuận lợi cho nấm phát triển nhanh hơn và gây hại hơn.
Nấm âm đạo cũng có thể gây hại cho thai nhi, khiến em bé sinh thường có thể bị tưa miệng, viêm nhiễm giác mạc… Do vậy, chị em khi đang mang thai cũng không nên bỏ qua bước khám phụ khoa quan trọng để xác định bệnh lý và ngăn chặn kịp thời.
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...