Ngứa vùng kín khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết
Thời kỳ mang thai là khi cơ thể phụ nữ có sự biến đổi toàn diện về hormone, thể trạng. Thay đổi nội tiết khiến chị em gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến bệnh phụ khoa, phổ biến nhất là viêm nhiễm âm đạo gây nên ngứa vùng kín.
Cụ thể nguyên nhân gây bệnh là gì và phụ nữ đang mang thai phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
“Thủ phạm” gây ngứa vùng kín khi mang thai
Theo thống kê của bác sĩ chuyên khoa, ngứa vùng kín khi mang thai thường gặp nhiều nhất ở chị em đang mang bầu 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kì, vì đây là giai đoạn biến đổi nội tiết mạnh mẽ nhất. Ngứa vùng kín khi mang thai là do các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, hàm lượng hormone biến đổi khiến chị em gặp phải rắc rối trong chuyển hóa dinh dưỡng, tăng sinh mạch máu, tuyến mồ hôi nhạy cảm, cơ quan sinh sản cũng dần biến đổi. Do vậy, bà bầu thường cảm thấy nóng hơn so với người bình thường. Ngoài ra, các yếu tố khách quan khác như thời tiết nóng, mặc quần áo chật chội… cũng khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây ngứa ngáy vùng kín.
- Bệnh viêm âm đạo: Khi nội tiết tố thay đổi, khí hư sẽ nhiều hơn và nếu chị em vệ sinh vùng kín không đúng cách sẽ gây nên hiện tượng ngứa ngáy, nóng rát vùng kín.
Viêm nhiễm âm đạo do nấm Candida albicans gây ngứa vùng kín.
- Mắc các bệnh xã hội (bệnh lây qua đường tình dục) nguy hiểm: Khi mẹ bầu bị lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục … đều khiến khí hư ra nhiều, vùng kín có mùi hôi và ngứa ngáy.
Ngứa vùng kín khi mang thai tháng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây nguy hại cho thai nhi. Cụ thể những tác hại của viêm ngứa vùng kín là:
- Gây bất tiện trong sinh hoạt: Âm đạo ngứa ngáy, đỏ rát kèm theo mùi hôi khó chịu khiến chị em không tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt và lao động.
- Tổn thương vùng kín: Nếu chị em không kiềm chế được mà thường xuyên gãi vùng kín sẽ dẫn tới viêm da, lở loét khu vực nhạy cảm này.
- Tăng nguy cơ mắc các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời như: viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng…
- Tăng khả năng sẩy thai, sinh non.
- Khi bé sinh thường đi qua vùng viêm nhiễm sẽ dễ gặp phải triệu chứng viêm đường hô hấp, viêm giác mạc.
Bị ngứa vùng kín khi mang thai phải làm sao?
Khi bị ngứa ngáy bên ngoài âm đạo, chị em cần lưu ý một vài điều như sau:
- Không nên gãi xung quanh vùng kín bởi vừa tăng nguy cơ tổn thương âm đạo vừa khiến vi khuẩn nhiều hơn.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, nhất là đồ lót nên lựa chọn chất vải thấm hút mồ hôi tốt để vùng kín luôn khô ráo.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước muối pha loãng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Hạn chế dùng xà bông tắm hay các nước vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh, có nhiều bọt hoặc có mùi quá thơm có thể gây hại cho âm đạo.
- Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe phụ khoa như: dầu oliu, các thực phẩm có nhiều vitamin A, vitamin D, axit Linoleic...
- Uống tối thiểu là 1,5 lít đến 2 lít nước, tránh ăn nhiều đường, đồ ngọt.
- Quan hệ tình dục an toàn để đảm bảo không bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ngoài ra, chị em cũng cần tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc vì có thể gây hại cho thai nhi!
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...