Trị dứt điểm khí hư bằng 6 thảo dược Đông y

Thảo dược Đông y có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn… rất tốt cho điều trị viêm nhiễm phụ khoa và bệnh khí hư bạch đới ở nữ giới.

Theo Đông y, nguyên nhân dẫn đến bệnh khí hư bạch đới là do:

-         Thấp nhiệt

-         Huyết ứ

-         Hư hàn

-         Thận hư

Bệnh khiến chị em mất tự tin trong sinh hoạt hàng ngày, giao hợp vợ chồng, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, tăng nguy cơ dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa… Để điều trị các căn nguyên của bệnh, Y học cổ truyền đã sử dụng một số vị thuốc, bài thuốc quen thuộc mà chị em hoàn toàn có thể dùng mỗi ngày tại nhà. Trong đó có các thảo dược chủ chốt như sau:

1. Bạch truật

Đông y cho rằng bạch truật  có vị đắng, tính ấm, mùi thơm rất hiệu quả trong điều trị kháng khuẩn, tiêu viêm. Bên cạnh được dùng cho các bài thuốc rối loạn tiêu hóa, viêm ruột mãn tính, bạch truật còn được dùng để điều trị khí hư ra nhiều, cơ thể suy nhược, ăn uống kém. Đây là biểu hiện của bệnh do tỳ vị hư hàn, có thể chữa trị bằng việc kết hợp bạch truật với các vị thuốc khác như sau:

Nga truật                    10g                    Bạch truật                    12g

Biển đậu                      12g                    Rễ cỏ xước                  16g

Ngũ gia bì                  16g                    Rễ bạch đồng nữ        20g

Ngải diệp                    20g                    Chích thảo                  10g

Quế                            8g

Chị em đổ khoảng 1,5 lít nước vào nồi sắc thuốc còn khoảng 350ml thì chia làm 2 lần sáng và tối uống trong ngày. Uống đều đặn khoảng 10 thang.

bach-truat-chua-khi-hu
Hình ảnh Bạch Truật chữa khí hư phụ nữ

2. Bán hạ chế

Bán hạ chế thường được dùng trong các bài thuốc chống nôn, chữa ho đờm, dạ dày, giải đọc gan, thanh nhiệt cơ thể. Đây cũng là thảo dược rất tốt để trị khí hư mùi tanh, có màu đỏ lẫn trắng, không đều hành kinh khi kết hợp với các loại thuốc trong thang thuốc Đào nhân tán:

Đào nhân                    10g                    Bán hạ chế                  12g

Đương quy                  16g                    Ngưu tất                      12g

Sinh địa                      18g                  Quế tâm                    10g

Nhân sâm                    10g                    Bồ hoàng                    10g

Mẫu đơn                    12g                    Xuyên khung              12g

 Trạch lan diệp            10g                    Xích thược                  16g

Cam thảo                    10g

Trong đó các vị: Đào nhân, Bán hạ chế đem bỏ vỏ, tẩm rượu với Đương quy,  Trạch lan diệp đem tráng qua với rượu rồi phơi khô tán mịn các vị thuốc. Mỗi ngày dùng khoảng 45g chia làm 3 lần uống chung với nước sôi.

3. Đẳng sâm

Đẳng sâm rất tốt trong việc bồi khổ khí huyết, chữa suy nhược cơ thể, khí hư bạch đới, băng huyết, thiếu máu. Chị em có thể áp dụng công thức món ăn có sử dụng 10g Đẳng sâm chung với 15g Bạch thược nấu với cật lợn, 20g ý dĩ để nấu cháo. Chị em chỉ cần sơ chế cật lợn, thái mỏng, lấy hành và ngũ vị hương tẩm ướp cận, rồi cho gạo và ý dĩ vào nồi nấu thành cháo. Sau đó cho Đẳng sâm, Bạch thược vào ninh nhừ, ăn mỗi ngày 2 lần sáng tối trong khoảng 2 tuần sẽ khỏi.

dang-sam-chua-khi-hu-phu-nu
Đẳng sâm điều kinh, chữa trị huyết trắng, tăng cường sức khỏe

4. Trần bì

Trần bì là tên thuốc Đông y thực chất là vỏ quất phơi khô và để lâu năm rất hiệu quả trong việc điều tiết hoạt động của tử cung, kháng khuẩn, tiêu viêm và ngăn ngừa dị ứng, vì vậy cũng được dùng trong bài thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa như:

Trần bì                        8g                      Xương truật                  8g

Bạch truật                    20g                    Hoài sơn                      20g

Sài hồ                            12g                  Bạch thược                  8g

Cam thảo                    4g                      Táo tàu                    4g

Đẳng sâm                    16g                    Khiếm thực                  16g

Ý dĩ                            16g                    Liên nhục                    16g

Tỳ giải                        16g

Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia đều làm 2 lần.

5. Kim anh tử

Kim anh tử rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, diệt khuẩn, điều hòa khí huyết, chữa bệnh bạch đới. Chị em có thể áp dụng công thức nấu ăn dùng 15g Kim anh tử chung với 100g thịt lợn nạc, 30g mào gà, 10g Bạch quả. Sau khi sơ chế, thái miếng thịt lợn vừa ăn, đem bỏ mào gà, kim anh tử, bạch quả vào túi buộc chặt thả vào nồi nước đun sôi trong khoảng 30 phút. Sau đó đem bỏ bã, đổ thịt lợn vào ninh nhừ, thêm gia vị vừa ăn là được. Duy trì khoảng 7 ngày sẽ có kết quả rõ rệt.

kim-anh-tu-chua-khi-hu
Hình ảnh Kim Anh Tử

6. Ích mẫu

Ích mẫu là thần dược của nữ giới, trị các bệnh liên quan đến rối loạn kinh nguyệt, tăng cường chức năng sinh sản cho nữ giới. Để điều trị bệnh khí hư, chị em có thể sử dụng bài thuốc kết hợp rất nhiều thảo dược quen thuộc như:

Bạch đồng nữ              20g                    Đan bì                    10g

Chi tử                          10g                    Hương phụ chế            12g

Huyết đằng                  20g                    Ích mẫu                      16g

Thủ ô chế                    16g                    Cây chó đẻ răng cưa  20g

Chị em cho thang thuốc vào ấm, đổ khoảng  1,5 lít cô đọng còn khoảng 350ml thì chia đều làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục khoảng 10 thang.Bằng thảo dược Đông y, chị em có thể chữa trị khí hư tận gốc từ những tổn thương bên trong của cơ thể. Trước khi sử dụng bài thuốc nào, chị em nên tới các trung tâm, phòng khám Y dược cổ truyền để được tư vấn về liều dùng và cách sử dụng hợp lý nhất.

Tags: Điều Trị , Khí Hư
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng