Từ A – Z những điều bạn bắt buộc phải biết về viêm nhiễm phụ khoa
Bệnh phụ khoa là gì?
Bệnh viêm nhiễm phu khoa là những loại bệnh phổ biến có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản của nữ giới như: âm đạo, tử cung, buồng trứng. Bệnh có thể dễ dàng hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu như không được chữa trị kịp thời thì không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà thậm chí có thể đe dọa tính mạng của chị em khi tiến triển thành tế bào ung thư. Do vậy, hiểu biết cụ thể về bệnh phụ khoa cũng là cách tốt nhất để chị em có thể điều trị cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả.
Các loại bệnh phụ khoa thường gặp
1. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo chủ yếu được nhận biết qua triệu chứng vùng kín ngứa ngáy, đau, tiết dịch tử cung nhiều, màu sắc lạ và mùi hôi. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn xâm nhập, làm thay đổi môi trường PH của âm đạo, dẫn đến tổn thương bên trong. Viêm âm đạo bao gồm 3 loại: Viêm âm đạo do nấm, viêm âm đạo do kí sinh trùng và viêm nhiễm do vi khuẩn.
2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung xảy ra khi tuyến tử cung lộ ra ngoài, vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ bôi trơn âm đạo, nhưng khi bị vi khuẩn tấn công sẽ dẫn tới tổn thương và hình thành bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bệnh hình thành do rất nhiều tác nhân như: vi khuẩn lậu, khuẩn Chlamydia, Herpes sinh dục, Trichomoniasis, Mycoplasma…
3. U xơ cổ tử cung
Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở độ tuổi sinh đẻ, ban đầu chỉ là khối u lành tính, nhưng khi u phát triển to về kích cỡ có thể vỡ, gây nguy hiểm đến tính mạng. U xơ tử cung có rất nhiều loại, muốn chữa khỏi hoàn toàn cần thực hiện uống thuốc giảm kích thước u, hoặc tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u.
4. Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung hình thành trên cổ tử cung, tương tự như khối u nhỏ hoặc là vết sẹo tử cung. Bệnh chủ yếu hình thành ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 50. Ngày nay, polyp tử cung có thể gặp ở người trẻ tuổi, gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai ở nữ giới.
5. Bệnh viêm phần phụ
Bệnh viêm phụ khoa
Phần phu của nữ giới bao gồm: buồng trứng, vòi trứng và hệ thống dây chằng rộng. Bệnh lý ở buồng trứng gồm nhiều loại: viêm tắc vòi trứng, xoắn vòi trứng, viêm buồng trứng, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang… ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản ở nữ giới.
6. Rối loạn kinh nguyệt
Chu kì kinh nguyệt ổn định thường trong khoảng 28 – 35 ngày, lượng máu kinh trung bình khoảng 20 – 80ml, ngày kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày, máu kinh màu đỏ thẫm. Nếu chu kì kinh nguyệt trước 21 ngày được gọi là kinh sớm, sau 35 ngày được gọi là kinh muộn, ngày kinh sớm hơn 3 ngày là kinh ít, sau 7 ngày là rong kinh. Đây đều là những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, kì kinh rối loạn còn thể hiện ở dấu hiệu đau bụng kinh, màu sắc kinh nguyệt bất thường.
Rối loạn kinh nguyệt hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: mất cân bằng nội tiết, tác dụng phụ của thuốc, bệnh lý ở tử cung, buồng trứng…
7. Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng
Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào cổ tử cung phát triển bất thường và bắt đầu xâm nhập các mô và cơ quan khác của cơ thể. Tuy nhiên, căn bệnh này phát triển chậm, là cơ hội tốt để phát hiện sớm và điều trị.
Ung thư cổ tử cung thường xuất hiện ở độ tuổi 20 – 30, nhưng những người được phát hiện bệnh thường đã ở tuổi 50.
Nhận biết viêm nhiễm phụ khoa bằng cách nào?
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy bệnh viêm nhiễm phụ khoa nhờ 7 dấu hiệu điển hình nhất dưới đây:
1. Ngứa ngáy vùng kín
Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu là dấu hiệu 90% chị em đều mắc phải, đặc biệt là khi chị em mắc viêm âm đạo. Ngứa vùng kín khiến chị em bứt rứt, khó chịu, không chỉ do vi khuẩn, nấm, trùng roi mà còn có thể xuất phát từ việc chị em sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ không phù hợp.
2. Khí hư bất thường
Hình ảnh khí hư bất thường
Khí hư là dịch tử cung, ở người khỏe mạnh, dịch này sẽ có màu trắng trong, dai như lòng trắng trứng và không có mùi. Dịch tử cung giúp cân bằng môi trường âm đạo, bôi trơn và tạo điều kiện để tinh trùng và trứng gặp nhau, tăng cơ hội thụ thai ở nữ giới.
Khi khí hư có màu sắc lạ như: màu vàng, xanh, lẫn máu, trắng đục, dạng vón cục, mủ, mùi hôi tanh… có thể là dấu hiệu điển hình của viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản.
3. Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu âm đạo giữa chu kì kinh là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung, viêm phần phụ hoặc ung thư. Khi nhận thấy biểu hiện này, bạn nên tới phòng khám y khoa uy tín để được khám và tư vấn kịp thời.
4. Đi tiểu buốt, tiểu rát
Cấu tạo cơ quan sinh dục ở nữ giới cũng gần với đường tiết niệu, vì vậy khi mắc viêm nhiễm, chị em sẽ thấy biểu hiện đi tiểu buốt, tiểu rát, kèm theo đau đớn, khó chịu ở vùng kín.
5. Đau bụng dưới hoặc đau khi quan hệ
Đau đớn khi giao hợp, đau tức vùng bụng dưới… là những dấu hiệu điển hình của viêm nhiễm phụ khoa mà chị em không nên coi thường.
6. Kinh nguyệt không đều
Tất cả những tổn thương ở âm đạo, tử cung hay buồng trứng đều có thể khiến chu kì kinh nguyệt của bạn biến động. Khi nhận thấy vòng kinh thay đổi, quá chậm hoặc đến quá sớm, máu kinh mùi hôi, kinh nguyệt đổi màu… qua nhiều chu kì thì chị em cũng không nên chủ quan trước viêm nhiễm phụ khoa.
“Thủ phạm” nào gây viêm nhiễm phụ khoa?
Viêm nhiễm phụ khoa có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân dưới đây:
- Do ảnh hưởng của các thủ thuật y tế: Trong quá trình nạo hút thai, đặt vòng ở tử cung, sinh nở… có thể trực tiếp đưa vi khuẩn vào bên trong cổ tử cung, dẫn đến viêm nhiễm hình thành.
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Nếu như bạn thường xuyên thụt rửa âm đạo, lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, không vệ sinh trong ngày “đèn đỏ” hoặc trước và sau khi quan hệ… đều dẫn tới vi khuẩn xâm nhập.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ với nhiều bạn tình, không sử dụng biện pháp an toàn đều có thể khiến bạn lây lan bệnh qua đường tình dục.
Thói quen đơn giản phòng tránh bệnh phụ khoa
Dưới đây là một số thói quen hàng ngày bạn nên thực hiện thường xuyên để vùng kín luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa bệnh viêm nhiễm phụ khoa
1. Không thụt rửa âm đạo
Bên trong âm đạo là môi trường của các loại vi khuẩn có lợi và có hại. Nếu bạn thụt rửa âm đạo sẽ làm mất cân bằng độ PH bên trong, dẫn tới vi khuẩn có hại sinh sôi, gây bệnh. Do vậy, bạn không nên thụt rửa hay ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.
Không thụt rửa và sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy rửa mạnh
2. Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ với một bạn tình, sử dụng bao cao su … là những cách tốt nhất để bạn chống lại bệnh lây lan qua đường tình dục.
3. Thay quần lót thường xuyên
Bạn nên mặc quần áo lót rộng rãi, chất liệu thấm hút tốt để làm sạch mùi hôi. Ngoài ra, vệ sinh vùng kín hàng ngày, kết hợp với thay quần lót thường xuyên cũng khiến bạn hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
4. Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa ở khu vực âm đạo
Cũng giống như việc thụt rửa, xà phòng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng pH của âm đạo. Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, bạn chỉ cần dùng nước muối pha loãng để rửa bên ngoài vùng kín là đã có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại.
Chỉ sau 2 tháng dùng thuốc, viêm nhiễm phụ khoa không còn là nỗi lo của bạn
Chị Nguyễn Thu Nga (30 tuổi) bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh con thứ hai. Vùng kín của chị ngứa ngáy, khó chịu, khí hư màu trắng đục, mùi hôi, và đặc biệt là sau sinh hơn 1 năm mà chị vẫn chu kì kinh nguyệt của chị vẫn không đều đặn. Chị đã đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm nhiễm âm đạo, nhưng dùng thuốc đặt kết hợp với kháng sinh nhiều tháng mà bệnh vẫn không thuyên giảm.
Bệnh dai dẳng không dứt khiến chị khó chịu, bứt rứt không yên. Một lần tình cờ chị được hàng xóm mách sử dụng sản phẩm Nữ phụ khang, vừa giúp điều hòa kinh nguyệt, vừa hỗ trợ trị bệnh lý về khí hư và viêm nhiễm nên chị quyết mua về sử dụng: “Tôi uống thuốc mỗi ngày 6 viên, kết hợp với xông rửa vùng kín bằng nước lá trầu không, chỉ sau khoảng 2 tháng sử dụng, tôi đã không còn nhận thấy triệu chứng ngứa vùng kín, khí hư giảm hẳn và kinh nguyệt được điều hòa tốt hơn. Tôi còn ăn uống tốt, da dẻ hồng hào lên trông thấy nữa”.
Cho đến bây giờ, chị Nga vẫn sử dụng thuốc mỗi ngày để vùng kín luôn khô ráo, kinh nguyệt được đều đặn. Chị chia sẻ niềm vui của mình khi thoát khỏi viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng: “Tôi đã không còn phải sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để ngăn chặn khí hư, cũng không thấp thỏm lo sợ trước tình trạng viêm ngứa thường xuyên nữa. Kinh nguyệt sau sinh của tôi nhờ đó mà cũng đều đặn mỗi tháng, tôi còn thoát khỏi triệu chứng đau bụng kinh dữ dội mỗi khi đến ngày nữa. Cám ơn Nữ phụ khang rất nhiều”.
Nữ phụ khang - Tin vui cho người viêm nhiễm phụ khoa
Nữ phụ khang là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, đem lại hiệu quả tốt với những bệnh lý khí hư bạch đới, đau bụng kinh, kinh nguyệt rối loạn.
Nữ phụ khang được tinh chế từ các thảo dược quý của Y học cổ truyền như: Bồ công anh giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc; Đan sâm giúp bổ huyết, điều kinh; Xích thược giúp hoạt huyết, trị bế kinh, thống kinh; Tỳ giải rất tốt cho trường hợp viêm nhiễm, khí hư bạch đới; Xa tiền giúp trị viêm sưng, tăng cường hệ miễn dịch; Hoàng Đằng chống lại vi khuẩn, nấm, ngăn ngừa bạch đới; Thương nhĩ tử giúp giảm đau, chống viêm nhiễm.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng kinh nguyệt thất thường, viêm nhiễm phụ khoa, khí hư bạch đới, đừng quên sử dụng sản phẩm Nữ phụ khang mỗi ngày!
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...