Viêm phần phụ do nạo phá thai
Viêm phần phụ có thể dẫn tới tình trạng:
- Tắc ống dẫn trứng
- Buồng trứng viêm nhiễm, có dịch mủ
- Đau hai bên hố chậu
- Đau khi quan hệ tình dục…
Và một trong số nguyên nhân thường gặp nhất là do nạo phá thai để lại biến chứng. Cụ thể vì sao phá thai gây viêm nhiễm, và phải làm như thế nào để cải thiện tình hình trên?
Tại sao nạo phá thai gây nên phần phụ viêm?
Phá thai bằng thuốc là phương pháp loại bỏ thai bằng các loại thuốc kích thích tử cung. Biện pháp này chỉ được áp dụng với những trường hợp thai nhi còn bé, khi người mẹ mang thai ngoài ý muốn, người mẹ không đủ năng lực nuôi dưỡng em bé hoặc thai có biểu hiện mắc dị tật bẩm sinh. Sau khi dùng thuốc, chị em sẽ phải chịu đựng hiện tượng máu ra rất nhiều trong thời gian dài, đồng thời phải thường xuyên dùng băng vệ sinh. Vì vậy, các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh rất dễ tấn công và làm gia tăng nguy cơ mắc viêm phụ khoa và viêm nhiễm phần phụ.
Loại bỏ bào thai mang lại nhiều di chứng nguy hiểm
Nạo hút thai là phương pháp dùng dụng cụ kĩ thuật tác động vào tử cung để loại bỏ bào thai. Vì vậy khiến nguy cơ mắc viêm phần phụ rất cao nếu như chị em tới các cơ sở y tế không đảm bảo, trang thiết bị không được khử trùng và bác sĩ không có chuyên môn. Thậm chí, sau khi đã tiến hành loại bỏ thai, phần phụ vẫn có thể mắc bệnh khi chị em không giữ gìn vệ sinh vùng kín đúng cách và khoa học.
Triệu chứng phần phụ viêm nhiễm sau khi phá thai
Chị em sẽ thấy một vài biểu hiện thường gặp rất dễ nhầm lẫn với viêm phụ khoa như:
- Kinh nguyệt rối loạn
- Vùng kín ẩm ướt, ngứa, khó chịu
- Khí hư ra nhiều, dạng dịch mủ, mùi hôi và màu vàng, xanh bất thường
Triệu chứng điển hình của viêm phần phụ là đau bụng dưới và 2 bên hố chậu
- Đau bụng dưới
- Đau hai bên hố chậu
- Xuất huyết âm đạo…
Nếu như phá thai để lại di chứng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm mẹ của chị em. Vì thế, chị em cần lập tức đi khám phụ khoa khi nghi ngờ mình có dấu hiệu nhiễm khuẩn phần phụ.
Nên làm gì khi phần phụ đã viêm sau bỏ thai?
Ngay khi gặp các triệu chứng bất thường chị em cần tới phòng khám uy tín để tiến hành khám lâm sàng, làm xét nghiệm dịch âm đạo hoặc siêu âm để phát hiện bệnh.
Khám chữa bệnh hợp lý sau khi bỏ thai
Ngoài ra, chị em cần lưu ý chế độ sinh hoạt sau khi bỏ thai như sau:
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường thực phẩm giàu sắt do cơ thể đang mất máu quá nhiều. Bổ sung các loại vitamin và rau xanh, các loại đậu để tăng cường nội tiết tố cho buồng trứng hoạt động trở lại.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Thường xuyên thay băng vệ sinh và quần lót để vi khuẩn không có điều kiện phát triển.
- Ngưng sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp.
- Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 3 tháng.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Phá thai là vấn đề rất hệ trọng, vì vậy chị em cần suy nghĩ thật kĩ trước khi tiến hành thủ tục này. Trong những trường hợp bất đắc dĩ, cần lựa chọn đúng cơ sở đảm bảo an toàn, kĩ thuật hiện đại và bác sĩ có chuyên môn cao. Sau khi loại bỏ thai cũng cần đi khám để theo dõi tình hình sức khỏe đã phục hồi hay chưa.
Khi có bất cứ biểu hiện nào, chị em cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để khám chữa, tuyệt đối không tự ý chữa viêm phần phụ tại nhà để tránh hậu quả không mong muốn sau này.
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...