Viêm phần phụ hai bên – căn bệnh không thể coi thường
Cấu tạo phần phụ ở nữ giới bao gồm:
- Hệ thống vòi trứng
- Buồng trứng
- Dây chằng rộng ở hai bên
Khi cơ quan này bị viêm nhiễm sẽ dẫn tới tổn thương bên trong, ngăn cản quá trình thụ thai. Đặc biệt, viêm 2 bên phần phụ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở nữ giới.
Làm thế nào để nhận biết viêm phần phụ hai bên?
Chị em mắc viêm phần phụ có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng sau:
- Đau nhức ở vùng bụng dưới.
- Đau 2 bên hông và hố chậu, đặc biệt là vào ngày kinh nguyệt.
- Thân nhiệt tăng cao, sốt, mệt mỏi.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Kinh nguyệt không đều.
- Hoa mắt, chóng mặt, ốm yếu.
- Khí hư màu vàng, hoặc xanh, có mùi hôi.
- Xuất huyết âm đạo.
Hình ảnh viêm phần phụ hai bên.
Để phân biệt viêm nhiễm ở bên nào, chị em cần chú ý theo dõi cơn đau và cường độ đau ở bên trái hay phải. Nếu như đau cả hai bên thì có khả năng phần phụ đã bị viêm nhiễm hoàn toàn.
Khi nhận thấy dấu hiệu đau nhức bên hố chậu, chị em cần lập tức đi khám để tránh trường hợp bệnh mãn tính sẽ rất khó chữa trị và còn giảm cơ hội thụ thai tự nhiên.
Lí do nào dẫn tới viêm nhiễm phần phụ ở 2 bên?
Phần phụ tổn thương chủ yếu do vi khuẩn gây bệnh tấn công và cơ thể không đủ sức đề kháng để ngăn chặn, dẫn đến viêm nhiễm lan rộng. Vi khuẩn có thể xâm nhập bằng rất nhiều con đường khác nhau như:
- Nạo phá thai không an toàn: Nạo phá thai không chỉ gây hại cho tử cung, mà còn khiến mầm bệnh trực tiếp đưa vào cơ thể dẫn tới vùng kín, tử cung và buồng trứng đều có khả năng viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình: giao hợp không an toàn, giao hợp với nhiều bạn tình đều có thể khiến vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác.
- Viêm nhiễm từ các cơ quan khác: Âm đạo viêm nhiễm, tử cung tổn thương nếu không được điều trị triệt để đều có thể xâm lấn lên các cơ quan phần phụ.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Thói quen thụt rửa âm đạo, ngâm mình trong bồn tắm, lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày… đều tạo cơ hội cho nấm, vi khuẩn và kí sinh trùng sinh sôi.
Điều trị viêm phần phụ hai bên như thế nào?
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, chị em cần tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý áp dụng bất cứ phương pháp nào khi chưa được tư vấn của bác sĩ.
Ngoài ra, chị em cũng cần thay đổi một vài thói quen hàng ngày như sau:
- Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm pha muối, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
- Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ PH = 4 – 6 để cân bằng môi trường bên trong âm đạo.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, giảm đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, tăng cường các thực phẩm giàu Vitamin E, Vitamin C, sắt, canxi và rau xanh, hoa quả.
- Dành thời gian mỗi ngày khoảng 15 phút tập thể dục để tăng sức đề kháng.
- Ngủ đủ giấc và tránh xa stress, căng thẳng.
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...