Viêm phần phụ khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết
Không ít chị em đã sẵn bệnh viêm nhiễm ở khu vực buồng trứng, vòi trứng và dây chằng nhưng vẫn có khả năng mang thai tự nhiên. Một số trường hợp khi siêu âm thai mới phát hiện có dịch ở những cơ quan này. Vậy chị em phải làm sao để đối phó với tình trạng viêm nhiễm trong khi mang bầu?
1. Tại sao bị viêm phần phụ khi mang thai?
Có rất nhiều tác nhân gây nên viêm nhiễm phần phụ như: thói quen vệ sinh không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn, nạo phá thai, sinh nở… Chị em mang bầu vẫn có khả năng mắc viêm nhiễm do:
- Sức đề kháng của phụ nữ mang thai thường suy giảm, vì thế khi cơ thể mang sẵn vi khuẩn gây bệnh thì đương nhiên không có khả năng chống lại bệnh tật.
- Khi bước vào giai đoạn mang bầu, cơ thể chị em có nhiều thay đổi về nội tiết tố dẫn tới mất cân bằng môi trường âm đạo. Vi khuẩn ở vùng kín có thể tấn công lên các cơ quan khác và nhanh chóng gây viêm nhiễm.
Dấu hiệu mắc viêm nhiễm phần phụ ở nữ giới
- Chị em có thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thụt rửa âm đạo thường xuyên cũng dễ dàng ủ bệnh.
- Những chị em có tiền sử nạo hút thai, quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình đều có khả năng nhiễm bệnh cao.
2. Viêm phần phụ khi mang thai có nguy hiểm không?
Viêm nhiễm phần phụ là một phần của viêm phụ khoa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Riêng viêm nhiễm ở buồng trứng, vòi trứng và dây chằng có thể dẫn tới những hệ lụy thường gặp sau:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ:
Chị em sẽ phải đối mặt với tình trạng khó chịu trong lúc mang bầu như: khí hư ra nhiều, mùi hôi, đau vùng bụng dưới, đau lưng, mỏi mệt…
Ngoài ra sức đề kháng suy giảm cũng khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh cảm cúm, sốt… có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Viêm nhiễm phần phụ nếu không được điều trị cũng gây hại cho quá trình sinh nở, và đặc biệt là khả năng mang thai sau này.
- Gây ra các biến chứng thai nhi nguy hiểm:
Viêm nhiễm phần phụ có thể gây ra các biến chứng thai kì như: tăng nguy cơ sẩy thai, em bé dễ mắc viêm nhiễm đường hô hấp, mắt, bệnh da liễu khi sinh thường, thai nhi chậm phát triển…
Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm khi mang thai, chị em nên thường xuyên khám thai định kì kết hợp với khám phụ khoa theo tư vấn của bác sĩ.
3. Điều trị viêm phần phụ khi mang thai như thế nào?
Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, chị em cần tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị theo đúng lộ trình, tuyệt đối không tự ý mua thuốc vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Ngoài ra, chị em nên giữ tâm trạng thoải mái, không lo lắng để em bé phát triển khỏe mạnh. Đồng thời chế độ ăn uống hợp lý khi mang thai, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cẩn thận cũng là cách hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
-
Mất kinh kéo dài - Nguy cơ gia đình đổ vỡ
Mất kinh kéo dài, nội tiết tố suy giảm, lục đục chuyện chăn gối ảnh...
-
Tắc kinh kéo dài - Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Nhiều người bị vô sinh vì chủ quan không chữa tắc kinh kéo dài từ...
-
Mất kinh kéo dài - Đừng chủ quan
Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan trước tình trạng mất kinh kéo dài, để lâu...
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng
Chị em chỉ biết gừng là gia vị thiết yếu của nhiều món ăn, mà... -
Giảm đau bụng kinh bằng tư thế nằm, tại sao không thử?
Hầu hết chị em đều thấy bụng đau âm ỉ trong ngày hành kinh. Chỉ... -
Khí hư đặc dính như keo
Khí hư đặc quánh như keo hồ dính là một dạng biểu hiện của dịch...