Viêm phụ khoa khi đang mang thai

Viêm phụ khoa khi đang mang bầu là nỗi lo thường trực của các sản phụ. Điều trị viêm nhiễm làm sao để tránh gây hại đến thai nhi không phải là dễ dàng.

Sức khỏe phụ khoa của chị em đang mang thai là điều rất quan trọng nhưng nhiều khi không được quan tâm đúng cách. Khoảng 60% chị em đi khám dự sinh mới biết mình mắc viêm nhiễm. Các căn bệnh phụ khoa này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Phải chữa trị như thế nào cho đúng cách? Sản phụ hãy cùng theo dõi nội dung tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về tình trạng thường gặp này.

Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc viêm phụ khoa?

Viêm nhiễm phụ khoa là tên gọi chung cho các bệnh ở âm đạo, tử cung, lộ tuyến tử cung khi bị vi khuẩn, vi trùng xâm nhập và gây hại. Khoảng 90% chị em trong độ tuổi sinh sản đều ít nhất 1 lần trong đời mắc bệnh phụ khoa. Nhưng tại sao chị em đang mang bầu lại có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn?

Thứ nhất, chị em mang bầu nội tiết tố trong cơ thể sẽ gia tăng, khiến khí hư nhiều hơn. Nếu như vệ sinh kém sẽ khiến nấm, vi khuẩn, trùng roi xâm nhập và gây nên bệnh.

mac-viem-phu-khoa-khi-mang-thai-1
Nguyên nhân dẫn đến mẹ mang bầu dễ mắc viêm phụ khoa

Ngoài ra, chế độ ăn uống của bà mẹ mang thai cũng thay đổi, nếu như không điều độ, ăn quá nhiều tinh bột, bánh kẹo, đồ ngọt… đều dẫn tới môi trường âm đạo mất đi độ PH và cũng dễ tổn thương bởi nhiều tác nhân gây bệnh.

Cân nặng của phụ nữ mang bầu cũng gia tăng rất nhanh. Ước tính trong khoảng 9 tháng có thai, chị em có thể tăng trung bình từ 9 – 15kg, thậm chí còn cao hơn. Thừa cân cũng khiến hormone trong máu biến động, dẫn đến hoạt động của tử cung và buồng trứng nhạy cảm hơn, vì vậy cũng có khả năng nhiễm bệnh tật cao hơn.

Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh phụ khoa mà chị em có thể phải đối mặt trong thai kì:

-         Khí hư ồ ạt, có màu trắng, xanh, vàng, dịch mủ, loãng như nước hoặc sủi bọt kèm theo mùi hôi.

-          m hộ ẩm ướt, ngứa ngáy, có cảm giác nóng rát.

-         Mọc mụn rộp vùng kín hoặc sưng đỏ.

Chữa trị viêm phụ khoa cho bà bầu như thế nào là đúng cách?

Trường hợp phụ nữ không mang thai thì sẽ được bác sĩ tư vấn các loại thuốc bôi bên ngoài âm hộ kết hợp với thuốc kháng sinh chống viêm và thuốc đặt bên trong âm đạo để tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên trường hợp chị em đang mang thai tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc nếu như chưa được sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

mac-viem-phu-khoa-khi-mang-thai
Các mẹ lưu ý việc khám thai đầy đủ trong quá trình chữa bệnh

Trên thị trường hiện nay có một số loại thuốc được áp dụng điều trị cho sản phụ nhưng cũng không nên lạm dụng mà cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh tác dụng phụ không mong muốn đối với thai nhi. Các loại thuốc đặt âm đạo an toàn như : Polygyna, Neomycin, Nystatin, và Polymyxin B giúp điều trị tại chỗ các ổ viêm. Đồng thời, chị em cần thường xuyên tái khám để theo dõi kết quả chữa bệnh và sức khỏe của em bé.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần ghi nhớ một số nguyên tắc dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh:

-         Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước muối sinh lý pha loãng. Không thụt rửa vào bên trong âm đạo, cũng không nên dùng bất cứ dung dịch vệ sinh phụ nữ nào.

-         Bổ sung sữa chua và tỏi giúp cơ thể tự động kháng viêm và điều hòa môi trường âm đạo, nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi.

-         Thay đồ lót thường xuyên, không mặc đồ chật mà cần lựa chọn sản phẩm rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm mồ hôi.

-         Theo dõi mức cân nặng đạt chuẩn của bà mẹ mang thai.

-         Giữ tâm trạng thoải mái, tránh xa stress, áp lực.

Khi mang thai và nhận thấy các dấu hiệu của viêm nhiễm, các bà bầu cần tới các bệnh viện hay phòng khám phụ khoa uy tín để thăm khám phát hiện chính xác căn bệnh và nghe tư vấn của bác sĩ về phương pháp điều trị thích hợp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tags: Triệu Chứng , Viêm Âm Đạo , Biến Chứng , Cẩm Nang Mẹo Vặt
Đăng ký gặp dược sĩ
Đặt hàng online
Bạn vui lòng nhập thông tin đặt hàng